Chỉ trong thời gian ngắn công nghệ số đã làm cuộc cách mạng thay đổi thế giới: Các mối quan hệ của chúng ta, công việc của chúng ta và thậm chí cả kết quả bầu cử nữa – tất cả dường như đi theo những quy luật khác. Nhà xã hội học Armin Nassehi, dưới góc nhìn xã hội học công nghệ cho rằng: Một công nghệ nhất định chỉ có thể thành công khi nó giải quyết được một vấn đề cơ bản. Nếu như số hóa thành công trong việc mở ra tiềm năng thay đổi này thì câu hỏi phải đặt ra là: "Số hóa là giải pháp cho vấn đề nào?" Một trong các câu trả lời chỉ ra rằng, xã hội hiện đại theo một cách đặt biệt có thể được gọi là "kĩ thuật số" thậm chí trước khi công nghệ máy tính ra đời.
Armon Nassehi là giáo sư Xã hội học Đại học Ludwig – Maxinimilans Munich và là chủ biên tạp chí văn hóa "Kursbuch"; ông nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực Xã hội học Văn hóa, Xã hội học Chính trị, Xã hội học Tôn giáo cũng như Xã hội học Tri thức và Khoa học. Ông tập trung chủ yếu vào các lý thuyết và phương pháp lý thuyết hệ thống của Niklas Nuhmann.