Chủ nghĩa thực dân như một hệ thống vô pháp và hậu quả của nó vẫn định hình cho các mối quan hệ toàn cầu ngày nay. Chủ nghĩa hậu thực dân đề cập đến sự tồn tại và hậu quả kéo dài của các hình mẫu cai trị thuộc địa.
Trong bối cảnh các thảo luận về vấn đề xử lý quá khứ, cũng như ảnh hưởng còn dai dẳng của chủ nghĩa thực dân lên đời sống xã hội và văn hóa đương đại đang ngày một nổi lên tại Việt Nam và Đức, Goethe-Institut đặt mục tiêu thúc đẩy một diễn ngôn phê phán về tác động của chủ nghĩa thực dân và ý tưởng về một thế giới hậu thuộc địa, cũng như phản ánh vai trò của chúng tôi là một chủ thể châu Âu trong trao đổi văn hóa quốc tế.
Với các dự án về phi thực dân hóa và chủ nghĩa hậu thực dân, chúng tôi muốn thúc đẩy và tạo điều kiện cho đối thoại quốc tế về những hình ảnh lịch sử và văn hóa riêng có thể được tìm thấy ở các quốc gia bị thực dân hóa, đồng thời tạo cảm hứng và khuyến khích toàn xã hội hiểu thêm về lịch sử.
Khuyến khích người trẻ Việt Nam và quốc tế tìm hiểu ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam trên tinh thần phản biện, qua các hình thức sáng tạo và nghệ thuật.