Rùa biển ở Công viên Quốc gia Komodo và Đảo Gili, Indonesia | © iStock-1077092686 Aaron Bull
Năm 2020 được coi là một dấu mốc quan trọng cho việc hợp tác quốc tế, với các hội nghị toàn cầu lớn về đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, bình đẳng giới và nhiều vấn đề khác nữa. Một năm đầy kỳ vọng và các hoạt động hứng khởi bị quay lui do đại dịch COVID-19. Tìm kiếm con đường phía trước từ đây có lẽ còn khó khăn hơn trước.
Đây là lý do tại sao chúng ta cần các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) hơn bao giờ hết. Các SDGs có thể chỉ dẫn chúng ta xây dựng lại tốt hơn từ COVID-19. Cuộc khủng hoảng này không phải là một sự việc độc lập. Đó là một kết nối trong một chuỗi lớn hơn của việc không hoạt động (chống biến đổi) khí hậu, phá hủy môi trường sống, phá vỡ các hệ thống y tế công cộng, mở rộng doanh thu và khoảng cách giới khiến chúng ta gánh hậu quả. Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) thúc đẩy chúng ta tiến lên trên tất cả các mặt trận này.
Đây có phải là một cuộc đua chúng ta có thể thắng hay không?
Trong thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến một số thành công đáng kể. Tỉ lệ cao người cực nghèo và tử vong ở trẻ em tiếp tục giảm.[1] Tỷ lệ trẻ đến trường đã tăng lên và điện khí hóa toàn cầu đã tăng lên 89%[2]. Nhiều mục tiêu khác đang cho thấy sự phát triển chậm nhưng ổn định. Nhưng không có chiến thắng nào được đảm bảo. Với chặng đường còn lại để tới vạch đích năm 2030, cuộc khủng hoảng COVID-19 đe dọa làm chúng ta chậm lại.
Ngay cả khi trước khi xảy ra đại dịch, các nghiên cứu đã ước tính rằng 135 triệu người đang phải đối mặt với mức độ khủng hoảng của nạn đói và mất an ninh lương thực. Những cú shock từ đại dịch hiện đang đẩy thêm 130 triệu người lâm vào nạn đói[3]. Các biện pháp phong tỏa đang ảnh hưởng đến gần 2,7 tỷ công nhân, gần 81% lực lượng lao động thế giới, nhiều người trong số họ không được bảo vệ bởi các biện pháp bảo trợ xã hội [4]. Trường học đóng cửa đang ảnh hưởng tới 91% học sinh thế giới[5], rất nhiều học sinh ở các nước đang phát triển, nơi có nền giáo dục không thể được hỗ trợ bởi công nghệ. Phụ nữ đang ở tuyến đầu của cuộc chiến COVID-19 với tư cách là nhân viên y tế, người chăm sóc và nhân viên phi chính thức. Tuy nhiên, ngoài mối đe dọa liên tục tới sức khỏe và hạnh phúc, giờ đây họ còn phải đối mặt với tỷ lệ bạo lực gia đình tăng cao.
Sự khan hiếm nước vẫn ảnh hưởng đến 1/6 dân số trái đất | © iStock-490824660 borgogniels
Số lượng các khu vực được bảo vệ đang gia tăng và các khu vực mất rừng che phủ đang chậm lại. Nhưng sự xâm lấn môi trường sống không ngừng lại, việc mất da dạng sinh học và sụp đổ các hệ sinh thái vẫn tiếp diễn. Các chuyên gia lưu ý rằng cứ sau bốn tháng một bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện ở người và gần 75% tất cả các bệnh mới này có thể bắt nguồn từ động vật[1], COVID-19 là bệnh mới nhất.
Làm thế nào để chúng ta xây dựng lại tốt hơn
Chúng ta sẽ không đáp ứng nhiều mục tiêu cho Chương trình nghị sự 2030 nếu chúng ta tiếp tục theo cách này. Cách kinh doanh như thường lệ đã không còn hợp lý. Nhưng vẫn chưa quá muộn để thay đổi cơ cấu.
Điều tuyệt vời là những việc này lý giải vì sao các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) được kết nối với nhau. Đầu tư vào phản ứng đúng cho một mục tiêu có thể giúp chúng ta tiếp cận nhiều mục tiêu khác. Phục hồi từ đại dịch toàn cầu này và suy thoái kinh tế, nếu được thực hiện theo cách dung hợp và có sự nhạy cảm với khí hậu, có thể là một cơ hội thực sự không chỉ cho môi trường, sức khỏe cộng đồng, nghèo đói và việc làm.
Trẻ em trong trại tị nạn Lagadikia, cách thủ đô Thessaloniki khoảng 40 km về phía bắc | © iStock-594946600 verve231
Các bước tiếp theo của chúng ta nên là gì để đạt được các SDGs, khi chúng ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng này?
Đạt được các SDGs là một vấn đề về việc bảo vệ thiên nhiên. Cuộc khủng hoảng COVID-19 là một hồi chuông cảnh tỉnh từ thiên nhiên. Sức khỏe của hành tinh chúng ta và các hệ sinh thái của nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của chính chúng ta và sức khỏe của nền kinh tế. Bảo vệ và phục hồi những cánh rừng, những khu rừng ngập mặn, môi trường biển và môi trường sống ven biển, giúp chúng ta đạt được nhiều mục tiêu, từ giải quyết biến đổi khí hậu đến giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo. Điều khẩn cấp hơn bao giờ hết là chúng ta đánh giá lại mối quan hệ này, chú ý đến tất cả những gì thiên nhiên đã làm cho chúng ta khi chúng ta xây dựng lại sau cuộc khủng hoảng này.
Đạt được SGDs là một vấn đề về nghe theo khoa học. Chúng ta đang sống trong thời đại của sự nghi ngờ các bằng chứng, sự kiện và khoa học. Chỉ cần một cú nhấp chuột để thông tin sai lệch và thuyết âm mưu được lan truyền. Đó là công việc của các nhà khoa học, các học giả và chuyên gia, những người sẽ hướng dẫn chúng ta thoát khỏi đại dịch này và thúc đẩy chúng ta hướng tới SGDs. Không thể có phương án thay thế cho việc hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng. Đặc biệt, các nhà khoa học về khí hậu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng nếu chúng ta không cắt giảm 7.6% khí thải mỗi năm trong thập kỷ tới[1], chúng ta sẽ không thể ngăn nhiệt độ toàn cầu tăng trong giới hạn 1.5 độ. Các cuộc khủng hoảng môi trường diễn biến chậm sẽ sớm ném chúng ta vào tình trạng mất an ninh lương thực tồi tệ hơn, thời tiết khắc nghiệt, thiên tai và khủng hoảng sức khỏe cộng đồng thường xuyên hơn như đại dịch này. Đã đến lúc hành động một cách hiểu biết.
Đạt được SGDs là vấn đề về quyết định lựa chọn thông minh, ở cấp độ tổ chức và cấp độ cá nhân. Các gói kích thích tài khóa phải nắm lấy các cơ hội để ưu tiên một nền kinh tế xanh hơn, loại bỏ các trợ cấp nhiên liệu hóa thạch và giúp tạo ra các công việc xanh nhằm cung cấp việc làm bền vững và bảo vệ xã hội. Ở cấp độ cá nhân, trách nhiệm thuộc về mỗi chúng ta để lựa chọn lối sống bền vững hơn, cố gắng đóng vòng lặp về những thứ chúng ta tiêu thụ, và góp phần vào việc đánh bại ô nhiễm.
Một đám đông người đeo mặt nạ trong giờ cao điểm ở Bangkok, Thái Lan | © iStock-1215697335 Tzido
Và việc đạt được SGDs là một vấn đề của sự đoàn kết. SGDs đóng vai trò là lời nhắc nhở rằng không có gì là khả thi nếu thiếu vắng sự chia sẻ trách nhiệm và sự hợp tác. Không chia sẻ trách nhiệm, chúng ta có nguy cơ bỏ lại vô số người phía sau. Chúng ta phải sát cánh cùng những người đã mất đi nhiều thứ - phụ nữ, thanh niên, người thu nhập thấp, nhân viên chăm sóc và không chính thức, người khuyết tật, người tị nạn, người xin tị nạn và dân di tản, cộng đồng người bị thiệt thòi, nếu chúng ta muốn đến đích.
Để tất cả những điều này xảy ra, chúng ta phải được cung cấp thông tin và yêu cầu những người nắm quyền có trách nhiệm. Chúng ta phải tham gia và giáo dục chính mình. Đối với các thế hệ sau chúng ta, chúng ta cần phải giữ cho bánh xe tiếp tục quay, giữ cho các cuộc đối thoại tiếp diễn và truyền cảm hứng cho nhau để làm tốt hơn cho hành tinh này, cho tất cả mọi người và cho sự thịnh vượng.