Dành cho thanh niên quốc tế và Việt Nam
-r-e-t-e-l-l-m-e-: Hà Nội

Về dự án -r-e-t-e-l-l-m-e-: Hà Nội

Trong giai đoạn thuộc địa, có thể nói chốn đô thị là nơi diễn ra giao thoa văn hóa dữ dội và rõ rệt nhất. Hà Nội, Đà Nẵng, hay TP. Hồ Chí Minh có lẽ là những nơi mà cuộc sống đời thường của một người Việt chịu tác động mạnh mẽ và thay đổi các phương diện trong xã hội cũng như của cá nhân một cách đa dạng. Trong đó:

  • Kiến trúc đô thị là bối cảnh mà xã hội diễn ra, phản ánh những giá trị, phong cách sống, ảnh hưởng tới không gian sống và sinh hoạt của mỗi cá nhân hoặc cộng đồng cư dân.
  • Đời sống thường nhật là những hành vi hoặc tập quán sinh sống hàng ngày gần gũi, thông thường
  • Quan niệm thẩm mĩ là những quan niệm về cái đẹp, cách suy nghĩ hay thế giới quan về con người, kiến trúc, nghệ thuật và lối sống.
Vậy, văn hóa Việt Nam ngày nay đã trải qua thời thuộc địa như thế nào? Văn hóa Việt Nam có “bị” thay đổi (nói một cách khác “bị thuộc địa hóa hoàn toàn”) hay nó đã tự chuyển mình thành một trạng thái khác?

“-r-e-t-e-l-l-m-e-: Hà Nội” là một dự án tập trung vào việc khám phá, tìm hiểu và lan tỏa kiến thức lịch sử và văn hóa Việt Nam. Mục tiêu của dự án là xây dựng môi trường trải nghiệm giúp cung cấp cho người tham gia, bao gồm các bạn trẻ Quốc tế và Việt Nam, kiến thức và những góc nhìn về quá trình phát triển xã hội Việt Nam. Dự án cũng nhằm gợi mở những câu hỏi về chủ đề hậu thuộc địa, góp phần gia tăng nhận thức về bối cảnh đương đại.

Dự án do Viện Goethe Hà Nội, đặc biệt với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp từ Phòng Ngôn ngữ, Viện Goethe Hà Nội và Việt Nam vươn ra thế giới (VGO) phối hợp thực hiện.

Các sáng kiến thanh niên

Các chuyên gia




Đối tác


Links liên quan đến chủ đề