Seattle
Trimpin, nghệ sỹ
Von Trimpin
TÌNH TRẠNG HIỆN TẠI CÓ GIÁ TRỊ BIỂU TƯỢNG GÌ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN ÔNG VÀ ĐẤT NƯỚC ÔNG?
Xét về mẫu số chung thì các nghệ sĩ – như bản thân tôi – trong lĩnh vực của mình đều quá quen thuộc các thăng trầm diễn ra lúc này lúc nọ, không chỉ về mặt kinh tế, mà cả trong sự bảo đảm các cơ hội làm việc thường xuyên. Phác đồ hàn lâm hay nghệ thuật của công việc không biết đến mấy khái niệm đại loại như “Chỉ thị đình chỉ công việc“ hay “Hãy ở nhà“, bộ não liên tục nghĩ ra phác đồ mới hoặc ý tưởng mới tuy nhiên các hoàn cảnh, như hoàn cảnh hiện tại mà chúng ta đang trải qua, cho thấy tất cả các nghề đều bị ảnh hưởng tiêu cực ở khía cạnh nào đó. Trong số các dự án lớn của tôi có hai dự án đã được hoạch định và chuẩn bị hai năm và dự định triển khai trong tháng Tư và tháng Năm 2020, nay phải hoãn lại.ĐẠI DỊCH SẼ THAY ĐỔI THẾ GIỚI RA SAO? ÔNG NHẬN THẤY HỆ QUẢ DÀI HẠN NÀO CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG?
Trước đây bốn mươi năm tôi quyết định chuyển qua Hoa Kỳ. Ở đó tôi định dâng hiến hết cuộc đời cho đam mê nghệ thuật chuyên nghiệp trong lĩnh vực âm nhạc và tạo hình cũng như kết nói cả hai môn bằng nghệ thuật âm thanh.Sau khi học xong đại học sư phạm xã hội với trọng tâm nghệ thuật trị liệu pháp (âm nhạc và sân khấu) tôi không lọt vào “phạm trù nghệ sĩ“ nào của hệ thống văn hóa Đức. Ngày đó có hình thái nghệ thuật liên ngành không phổ biến. Cũng có nghĩa là tôi không nhận được sự hỗ trợ phát triển nào. Giả sử ngày ấy ở lại Đức thì có lẽ tôi không bao giờ nhận được sự thừa nhận, tài trợ và hợp đồng thường xuyên từ phía công quyền cho các dự án nghệ thuật khác nhau như tôi đã nhận được.
Nhưng mặt khác thì tôi cũng phải vật lộn, nhất là với các khoản chi cho bảo hiểm y tế. Ở Hoa Kỳ người ta phải tự lo cho mình. gestellt. Một sự cung ứng y tế tổng quát, như điều dĩ nhiên ở Đức, không hề có ở Hoa Kỳ, trong khi cuộc khủng hoảng hiện tại ở Hoa Kỳ cho thấy tất cả mọi người đều cần có bảo hiểm y tế. Tôi hy vọng đó sẽ là một bài học cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp để trong tương lai có một dịch vụ y tế với giá vừa phải cho tất cả.
Một trong những hệ quả dài hạn mà tôi nhận thấy cho các nghệ sĩ, đó là sẽ thiếu vắng sự hỗ trợ từ các thể loại cơ quan văn hoá. Nghệ sĩ sẽ là vật hy sinh đầu tiên trên bàn đồ tể khi xét cấp tài chính hỗ trợ, vì ở xã hội này họ không được coi là “thiết yếu đối với hệ thống“. Cuộc khủng hoảng này không chỉ là vấn đề của một quốc gia. Cả trong tầm toàn cầu, tất cả - trong đó có các doanh nghiệp, ngân hàng và các cơ quan có nhiều tiền - cần góp một tay giữ các thể chế văn hoá sống sót.