Colombo
Yudhanjaya Wijeratne, nhà văn

Ảnh chân dung của Yudhanjaya Wijeratne; anh ngồi trong xe ô tô và tóc cắt ngắn và đeo kính © © Yudhanjaya Wijeratne Yudhanjaya Wijeratne © Yudhanjaya Wijeratne

Es ist nicht die Geste, die bleibt

Inspire me, then, didactic muse,
Beyond clichés and pompous views
      Of Art and Science,
To be dulce et utile,
To speak sweetly and usefully
About the world and th’academy
      And their alliance.


Một người bạn muốn chết. Không chết một cái chết đáng sợ, mà chết hợp pháp, không đau đớn, trong trường hợp bị nhiễm bệnh. Người bạn gọi điện cho biết sẽ làm tất cả những gì trong khả năng của mình để khẳng định quyền được trợ tử của anh. “Ngay hôm nay hệ thống y tế công đã chạm giới hạn của mình rồi, Machang“, anh nói. Cái người ta rất cần sẽ không phải là một lão già khú đế như tớ, và không bao giờ tớ muốn trút hơi thở cuối cùng khi cơ thể còn cắm mấy ống xông.“
Được thôi, tôi nói. Trước đây một năm có lẽ tôi đã phản đối. Nhưng hôm nay thì điều đó có ý nghĩa. Vậy là tôi đồng thuận với anh bạn và bắt cú điện thoại tiếp theo. Một người bạn khác, nhà văn khoa học giả tưởng như tôi, có một cửa hàng vẽ tranh cực nhỏ thuộc hạng lớn thứ hai thế giới (muốn làm được thì hải quan và hệ thống kinh tế hai nước phải hoạt động tốt). Giờ thì anh trả trước ba tháng lương cho nhân viên của mình và chuẩn bị khai báo vỡ nợ.

Một cô bạn khác đi tìm mua thịt. Cô muốn nấu cho gia đình một bữa ngon và no. Nhưng tất cả các ứng dụng bán hàng và dịch vụ giao hàng được quảng cáo khắp nơi không phục vụ đến tận quận Colombo của cô. Tôi không bảo cô là mẹ tôi và tôi đã quay về thói quen cũ, từ thời tôi còn bé, hồi đó chúng tôi nghèo và mẹ tôi làm việc ở một nhà máy quần áo với mức lương ba chục Dollar mỗi tháng. Đậu tương và cơm. Đậu tương và cơm. Giờ thì chúng tôi không nghèo nữa, nhưng thịt đã lại trở thành xa xỉ. Vậy thì đậu tương và cơm.

Dạo này tôi thường xuyên thu thập các thông tin về COVID-19 từ các mạng xã hội và lưu trữ trong bộ nhớ máy tính của tôi. Hình ảnh những người đem điện thoại di động, đồ trang sức ngày cưới tới hiệu cầm đồ. Các cuộc tranh luận về Contact Tracing (theo dõi những cá nhân tiếp xúc) mà trong đó người ta khẩn thiết đòi chính phủ hãy làm theo cách của Singapore hay Đài Loan, nơi đỉnh dịch được kéo dãn bởi các ứng dụng và công nghệ. Hiện tại tôi quan sát các con số từ Sri Lanka. Số lượng người làm công nhật lang thang vì không có thu nhập. Số lượng người không có đầu mối tiếp cận Internet, nay bị bó chân trong nhà mình và không có cách nào sử dụng các ứng dụng cũng như các dịch vụ thông qua WhatsApp do chính phủ cung cấp để đặt mua thuốc và đồ ăn khô, nói gì đến chuyện dùng để tìm ra các cá nhân tiếp xúc.

Chúng ta đang trải qua một biện pháp cấm túc không rõ kéo dài bao lâu. Người ta mất cơ sở sống còn, trong khi những người chơi Instagram quá khích thì tuyệt vọng kêu ca những chuyện vô nghĩa, và rõ ràng là họ không hiểu là trong mấy tháng tới họ sẽ thấy thiếu hụt khoản tiền mà hôm nay họ dùng để quảng cáo. Ngày lại ngày, khi người Mỹ thức giấc, dòng tin trên Twitter của tôi lại ngập lụt bởi một hỗn hợp kỳ quái mang thế áp đảo ở nước họ, gồm những lời ta thán về quan hệ bất bình đẳng, về chủ nghĩa tư bản theo định nghĩa quá khích của Hayek và tình trạng được coi như độc quyền siêu mạnh. Tiếp đến là Ấn Độ thức giấc, và Internet lại tràn ngập các báo cáo về cảnh sát đánh người và hình ảnh cảnh sát cho chó hoang ăn.
Chẳng ai biết tất cả những chuyện ấy sẽ chấm dứt bao giờ và như thế nào. Trong đầu tôi có tiếng Seamus Heaney thì thầm một như hồn ma không ngơi nghỉ:

How do we justify our fates
      As an upper crust
With handfuls of credit cards and dollars
In hands as pale as our white collars?
The question makes me want to holler
      All flesh is dust.
But here, perhaps, I should explain
I was the eldest child of nine
      And I have brothers
Who barkeep, schoolteach — and don’t write.
One labors on a building site.
One milks a herd morning and night
      And in all weathers.
So part of me half stands apart
Beyond the pale of books and art
      And is not moved
Until they justify their place
And win their rights and can keep face,
Until their value for the race
      Is really proven.


Dần dần hình thành các câu hỏi mang tính bản thể học theo nghĩa hẹp với COVID-19 hay virus corona, cũng giống như với cái chết. Khi thời gian này qua đi, tôi có còn tồn tại không? Những người quan trọng trong cuộc đời tôi có còn tồn tại không? Nếu còn, các hệ thống thứ hạng của thời đại chúng ta sẽ ra sao ở thế giới Hậu Corona? Nếu ngôn ngữ là phương tiện để diễn tả các khái niệm và quan hệ giữa chúng với nhau, thì virus corona đã trở thành khái niệm cho một tương lai mờ mịt mà ở đó kinh tế suy thoái tràn lan và những quyền tự do vốn được coi là tất yếu xưa nay mất hết sạch hiệu lực, trong một thế giới quay lưng lại với các quyền của cá nhân và quyền của tập thể chiếm vị trí tối thượng. Quan điểm ấy thật quá quen thuộc đối với đa số các xã hội châu Á.

Nhưng mà, mỗi tấm huy chương có hai mặt. Mỗi thằng khốn đều có thể hiện ra trong ánh sáng đặc biệt như người hùng. Nhân vật Sauron của Tolkien thuộc về những kẻ ác, loài Orc là những sinh vật phản tự nhiên mà người ta nên tránh mặt cho lành. Nhà sinh vật học người Nga Kirill Eskov đã viết lại truyện trên. Trong truyện của ông thì Sauron là một nhà cải cách, ông dùng các giá trị như chăm chỉ, hoài bão và bình đẳng chống lại những kẻ tôn thờ ý tưởng chủng tộc và chế độ phong kiến.

Ngay cả ý niệm của COVID-19 cũng có hai mặt. Các hệ thống phức hợp của cái mà ta vẫn gọi là tự nhiên cũng có lúc này lúc nọ, có lúc chúng tĩnh lặng trước áp lực thường nhật từ các đô thị - đây là một ý tưởng được các nhà hoạt động khí hậu quảng bá từ nhiều năm nay. Các cấu trúc kinh tế - trên hình dung điên rồ là phải phát dựatriển vô tận và phải có các chuỗi cung ứng bao trùm toàn cầu - sẽ sụp đổ để nhường chỗ cho những ý niệm cẩn trọng hơn và có sức đề kháng cao hơn, ví dụ các nền kinh tế tuần hoàn (circular economy) được hoà hợp với nhu cầu địa phương. Các đơn vị khởi nghiệp vô dụng kiểu thùng rỗng kêu to sẽ tiêu tán trong một thực tế mới, nơi rất ít nhu cầu về những cái tôi xa thực tiễn kiểu Silicon Valley, chừng nào chúng không phụng sự những nhu cầu thiết yếu.
 
Đa số các sao lớn sao bé - thường là những hình tượng nhân tạo mắc chứng vĩ cuồng với tầm vóc được thổi phồng quá to so với lợi ích xã hội thực thụ của họ - nay lại được nhìn nhận ở vị trí thực tế là người làm trò giải trí chứ không phải người ban phát những điều thông thái. Xu hướng từng kéo dài hàng thập kỷ - nghi ngờ người có năng lực thực nhưng lại tung hô kẻ nghiệp dư kiến thức lỗ mỗ, và trước hết là cào bằng mọi ý kiến, bất kể chúng độc hại hay nhạt nhẽo đến đâu - nay chợt lung lay. An ninh lương thực hay chăm sóc y tế cơ bản là những cơ chế từng bị đè nát bét dưới bánh chiếc Lamborghini đời mới nhất, hôm nay thuộc về những vấn đề quan trọng nhất trong cuộc sống thường nhật của chúng ta.

Trong tiểu thuyết Con rồng trong nhà để xe (Der Drache in meiner Garage, 1997) có tính tiên tri một cách đáng sợ của mình Carl Sagan viết về một thời đại với “những sức mạnh kỹ thuật khủng khiếp nằm trong tay của một số rất ít, và không người nào đại diện cho lợi ích công có thể hiểu ra những vấn đề liên quan tới điều đó; khi con người đánh mất khả năng ấn định những việc cần làm trong ngày của chính mình hoặc dựa vào tri thức của mình để nghi ngờ những kẻ có quyền lực; khi ta quặp chặt quả cầu pha lê và ngơ ngác xin lời khuyên từ lá tử vi, trong khi khả năng phê phán của ta nhụt đi và ta không đủ trí lực để phân biệt giữa cái gì đem tới cho ta cảm giác êm ái và cái gì có thật nữa, thì lúc đó, lúc đó ta gần như không nhận ra là ta sẽ trôi ngược trở lại thế giới của mê tín và u ám...“.

Cơn ác mộng ấy đã trở thành hiện thực trước đây sáu tháng. Và bây giờ dường như thế giới đã thức tỉnh. Khoa học, thông tin và y học là những người hùng mới của hôm nay. Thiên đường xây dưới địa ngục mà Rebecca Solnit miêu tả trong tác phẩm A Paradise built in Hell của bà và tôi luôn đem đọc như quan điểm lạc quan tếu của một nữ du khách hoặc như một kiểu quản trị khủng hoảng của Eat, Pray, Love – nay hiện ra tại một nơi. Và sau khi nó sụm xuống, nó lại hiện ra và cứ thế tiếp tục hiện ra ở những địa điểm khác.

Trong vòng vài tuần, các chính phủ – từ Kerala đến Đức – đã nghĩ ra ý tưởng về một dạng thu nhập cơ bản cho từng người dân, bắt nguồn từ tiểu thuyết Địa đàng trần gian (Utopia) của Thomas More. Suýt nữa thì, chỉ qua một đêm, cái ý tưởng vẫn bị các lãnh đạo chính trị từ thế kỷ 16 coi là mê sảng đã biến thành hiện thực.

Ở đây tôi không định nói nhẹ đi nỗi thống khổ. Mà phần nào tôi định trả lời cho bóng ma của Seamus Heaney đang lởn vởn trong đầu tôi. Chúng ta biện minh ra sao số phận của chúng ta ở vị trí nghệ sĩ, trí thức, nhà nghiên cứu thông tin hay bất cứ nhóm nghề nào đang ngả lưng dựa vào ghế và điềm nhiên theo dõi cơn ác mộng đó lan tỏa, trong khi ta bảo vệ cho tất cả những gì chúng ta đạt được không bị mất đi. Chúng tôi, các bạn, những người đang đọc mấy dòng này, và tôi, người viết ra nó, có thể không phải là nhân viên y tế ở tuyến đầu hoặc là cảnh sát hoặc một người hàng thịt bình thường. Nhiệm vụ của chúng ta là tận dụng vị thế ưu tiên của chúng ta – ưu tiên được cách ly khỏi nguy cơ trực tiếp – và tận dụng các khả năng của chúng ta để nắm chắc, để quan sát, để hiểu, để suy tư về sự phục hồi, suy tư về những gì tốt đẹp, cần thiết và lương thiện, trái với sự ồn ào của những hệ thống đang đi đến đổ vỡ. Chúng ta phải tận dụng thời gian của mình và chuẩn bị kho vũ khí tri thức của mình, để khi lập ra trật tự mới của thế giới thì chúng ta có mặt, để phản đối và giải trình những điều chúng ta đã học được từ thất bại và làm cách nào để chúng ta xây dựng được một thế giới tốt hơn, công bằng hơn.

Tương lai đã đặt chân tới đây rồi – chỉ có điều là nó không được phân chia đều, như William Gibson, một tác giả khoa học giả tưởng từng phát biểu ở nhiều dịp quan trọng. Nhiệm vụ của chúng ta là hỗ trợ sự phân chia đó. Khi tất cả nhân viên y tế và lực lượng phụ trợ về đến nhà và được tưng bừng đón chào rồi được nghỉ ngơi xứng đáng, khi các chính trị gia và trí thức giả cầy quay về trốn sau mặt nạ mị dân của họ - đó là lúc bắt đầu ca làm việc của chúng ta. Chúng ta không chờ đợi sẽ được tung hô như những người hùng. Nhưng chúng ta có việc phải làm.

Hãy hình dung ra một lựa chọn khác. Dịch hạch, chắc chắn là một trong những căn bệnh khủng khiếp nhất mà thế giới từng chứng kiến, từng diễn ra trong ba đợt và luôn luôn ở những biến thể mới. Đợt đầu tiên, Dịch hạch thời Hoàng đế Đông La Mã Justinian, giết chết một nửa dân số châu Âu. Sau đó Cái Chết Đen đã cùng lúc xoá sổ hàng trăm triệu người ở một thời đại mà trên trái đất không đầy 500 triệu người sống. Dịch hạch đợt thứ ba lan tỏa từ Vân Nam qua Hương Cảng vào châu Mỹ và cuối cùng đến tận San Francisco.

Hãy thử tưởng tượng: ở một thời điểm trong lịch sử không quá xa chúng ta, cứ năm cư dân trái đất thì một người bỏ mạng. Và chúng ta vẫn còn đây. Để nói tóm gọn lại: những tính chất của con người như hà tiện, tham lam hay hào phóng, cũng như yêu và ghét, chiến tranh và hòa bình - đều đã từng có trước các sự cố nhất định, và hôm nay các tính chất ấy vẫn còn. Chúng ta sẽ bước ra khỏi các toà nhà văn phòng và túp lều của chúng ta, thoạt tiên còn ngập ngừng, rồi càng lúc càng quyết liệt hơn, chúng ta sẽ đi ngang dọc thế giới lần nữa, rồi trực tiếp trở nên say mê chiến tranh, đôi khi bị gõ cái tẩu thuốc hoà bình lên đầu. Ở một điểm nhất định, thậm chí chúng ta còn quên những điều đã học, và một thế hệ mới sẽ lại trải qua chu kỳ ấy lần nữa. Theo phương cách đó, điểm mạnh nhất của chúng ta - không đánh mất kả năng đề kháng, không đánh mất thiên hướng lãng quên các thảm họa trong dĩ vãng - cũng là điểm yếu nhất của chúng ta.

Cũng có thể chúng ta sẽ không bao giờ có thể chiến thắng hoàn toàn lịch sử của con người và những điều ngu xuẩn của con người. Có thể tất cả chúng ta chỉ là một bản sao rẻ mạt của Sisyphus đột ngột kèm thêm tính khí vĩ cuồng. Nhưng chúng ta nợ chính mình một nghĩa vụ là phải phấn đấu ở mức cao nhất. Rilke hỏi trong bài thơ tiếng Pháp của ông (do Poulin dịch sang tiếng Anh)

Womöglich werden wir die menschliche Geschichte und die menschlichen Dummheit nie vollständig besiegen können. Vielleicht sind wir alle nur ein billiger Abklatsch eines Sisyphos mit Anwandlungen von Größenwahn. Doch wir sind es uns selbst schuldig, unser Bestes zu geben. Wer sagt uns, dass alles verschwindet? fragte Rilke, dessen Gedicht in französischer Sprache von Poulin ins Englische übertragen wurde.

Ai bảo tất cả phải lụi tàn
Ai biết được, có thể vẫn còn lại đường bay của chú chim mà mi tuột tay đánh mất
Và nếu có thể, hãy đem những bông hoa tình yêu
trả về nền đất của chúng.
 
Không phải cử chỉ, mà sự trống vắng
khoác lại bộ giáp lên người mi
Vàng chói từ đỉnh tóc xuống đầu gối,
để một thiên thần mặc nó sau mi
bởi sa trường không một hơi lửa khói.