Wellington
Paul Diamond, nhà văn

Von Paul Diamond

Paul Diamond © © Markus Stein Paul Diamond © Markus Stein

TÌNH TRẠNG HIỆN TẠI CÓ GIÁ TRỊ BIỂU TƯỢNG GÌ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ ĐẤT NƯỚC ÔNG?

The Companion Guide to Berlin của Brian Ladd cho tôi chỗ dựa. Hôm 23-3, sau nửa thời gian 11 tháng lưu trú cho nghệ sĩ ở Berlin, tôi đã quay trở về New Zealand. Ngày thường ở Berlin mang dấu ấn của biến đổi và làm mới, dĩ vãng liên tục bị ghi đè lên. Khác với cuốn sách của Ladd khêu ra những câu chuyện của từng vùng một, sách hướng dẫn du lịch dạng truyền thống tập trung vào những gì du khách có thể trực tiếp nhìn thấy được. Mặc dù đang ở Wellington, nhưng nhờ cuốn sách của Ladd mà tôi vẫn tiếp tục khám phá Berlin và giữ vững kết nối cho đến khi có thể quay lại.

ĐẠI DỊCH SẼ THAY ĐỔI THẾ GIỚI RA SAO? ÔNG NHẬN THẤY HỆ QUẢ DÀI HẠN NÀO CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG?

Ý niệm về toàn cầu hoá từng phát triển thành một quá trình tất yếu trong đời tôi, nay sẽ phải đi vào một trật tự mới, đặc biệt ở New Zealand là nơi chúng tôi luôn phải đi một quãng đường rất dài để thấy được phần còn lại của thế giới. Với tôi, tựa như đại dịch là một biết tấu của những gì cha ông chúng ta từng trải nghiệm trong Chiến tranh thế giới II, – tuy mỗi người trải nghiệm một kiểu, nhưng cuộc sống sau đó thì không còn là cuộc sống trước đó nữa. Một cơ số công nghệ cho ta cơ hội liên lạc được với nhau, đúng thế, chúng cho ta cơ hội, nhưng ta luôn luôn phải tự vấn, liệu kỹ thuật phục vụ mình hay mình phục vụ kỹ thuật – đặc biệt là khi kỹ thuật đó “được dùng thoải mái.“

Restful, not just Sundays anymore Cuộc sống ở Đức đã dạy tôi biết quý trọng ngày Chủ nhật là ngày được nghỉ ngơi yên tĩnh. Liệu người New Zealand sau một tháng buộc phải dừng tiêu thụ hàng hoá như không biết có ngày hôm sau, sẽ tiếp tục làm những việc mà họ đã làm trong khi không bận bịu mua sắm? Trong một diễn biến khác: sẽ có một khuôn khổ trật tự mới cho toàn bộ cơ sở cho nền kinh tế của chúng ta bắt buộc phải liên can tới đại dịch này. Ví dụ: lĩnh vực du lịch quốc tế sẽ còn cần một thời gian dài để tái phục hồi. Nhưng cái gì có thể lấp chỗ trống của nó? Tôi vẫn luôn nghĩ là những lời bình luận của Helena Christensen về Đan Mạch (’Chúng tôi là một nước nhỏ, nhưng chúng tôi làm những chuyện hoành tráng’) cũng có thể áp dụng được cho New Zealand. Ở đất này chúng tôi có một tiềm lực lớn, nhất là khi chúng tôi kết nối với đối tác người Māori, họ tuy kiểm soát được nguồn tài nguyên phong phú là đất và rừng, nhưng cũng có tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao hơn hẳn so với dân không phải Māori. Nếu được phép, tôi mong ước là từ một trật tự mới của đời sống kinh tế sẽ phát sinh nhiều cơ hội mới cho thanh niên Māori.

CÁI GÌ KHIẾN ÔNG HY VỌNG?

Hồi học trung học cơ sở trong những năm 1980, cô giáo tiếng Đức đầu tiên của tôi có kể về lần cô đến thăm Trại tập trung Dachau. Cô đưa ra luận cứ là thiên tư của con người từ đó đến nay không hề tử tế hơn lấy một ly! Vào những hôm bi quan thì tôi hiểu cô định nói gì hôm đó, và tôi sợ sự biến động hiện tại sẽ khiến tình cảnh xấu đi đối với nhiều người hơn nữa. Nhưng sau đó tôi sực nhớ đến lời khuyên của George Monbiot rằng đừng sống trong sợ hãi, mà thay vào đó là đi thăm dò tiềm năng sáng tạo của chính cuộc đại dịch này. Tôi có một hy vọng, đó là con người sẽ phát triển một ý thức mới về sự lựa chọn sẽ muốn sống ở thế giới nào, và sẽ thẩm định lại hệ thống giá trị của mình. Ví dụ chỉ tung hô các nhân viên y tế là không đủ. Mà chúng ta còn phải bầu các chính khách muốn phấn đấu vì một nền y tế tốt cho toàn dân. Cuộc khủng hoảng hiện tại đã vạch ra toàn bộ mức độ phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta. Hy vọng nhận thức đó sẽ dạy chúng ta biết tránh xa quan điểm tự do mới đầy vẻ tiểu nhân và chủ nghĩa cá nhân tủn mủn.

ÔNG CÓ CHIẾN THUẬT CÁ NHÂN NÀO ĐỂ ĐỐI PHÓ?

Học tiếng Đức sẽ là một khả năng nữa để duy trì sự kết nối với nước Đức. Tôi đã cầm theo cuốn lịch ngôn ngữ của Langenscheidt từ Berlin về, nó sẽ nhắc tôi mỗi ngày phải tập luyện. Ở Berlin tôi đã học được thói quen đi khám phá thành phố bằng xe đạp. Bây giờ, trong lúc tự nguyện cách ly, việc đi xe đạp hằng ngày giúp tôi kiềm chế được nỗi sợ. Ngoài ra tôi đi dạo nhiều và tận dụng thì giờ để nghe các podcast. Dạo này tôi ưa nghe podcast America của Dolly Parton để khỏi nghĩ đến đại dịch.