Đối thoại về tính hiện thực của Karl Marx
Marx 200

Marx và tôn giáo © Goethe-Institut Hanoi

Cách đây tròn 200 năm (1818), Các Mác đã ra đời tại vùng Trier, ngày đó thuộc Vương quốc Phổ. Nhân dịp này, Viện Goethe Hà Nội tổ chức tìm hiểu về cuộc đời, tác phẩm và đặc biệt ảnh hưởng của con người nổi tiếng này. Dự án cuả Viện Goethe nhằm tìm hiểu vị trí và ảnh hưởng của ông, với tư cách nhà triết học, chính trị gia và khoa học kinh tế Đức, đến xã hội và chính sách của Việt Nam hiện nay, trong đó, chú trọng tới hạt nhân triết học chính trị của  được phản ánh trong hiện thực đa dạng và chứa đựng những mâu thuẫn của Việt Nam trong nửa thế kỉ qua. 

Với sự hợp tác của Quỹ Friedrich Ebert Stiftung.

Mời tham gia buổi thảo luận và chiếu phim

Trân trọng kính mời quý vị tới tham dự buổi thảo luận “Karl Marx và Sự giải phóng con người”
Vào lúc 17h ngày 21.9.2018
Đăng kí tham dự qua email: vietnam-marx200@goethe.de
 
Và buổi chiếu bộ phim truyện “Tuổi trẻ Karl Marx”
Vào lúc 19h ngày 21.9.2018. Vào cửa tự do
 

Bốn chủ đề để thảo luận

Chúng tôi đề xuất 4 đề tài thảo luận có liên quan đến Karl Marx có thể làm chúng ta quan tâm và trao đổi ý kiến.

  1. Mác và tôn giáo
  2. Mác và sự tiêu dùng hàng loạt 
  3. Mác và sự toàn cầu hoá 
  4. Mác và sự giải phóng con người 

Giới thiệu sự kiện vào ngày 21.09.2018

Marx là một trong những nhà tư tưởng và nhà khoa học có ảnh hưởng mạnh nhất mà thế giới phương Tây sản sinh ra. Ông ra đời cách đây 200 năm ở Đức. Cuộc đời ông mang dấu ấn tác động của Cách mạng Pháp và hy vọng ngày càng lan toả trong quần chúng khao khát được giải phóng khỏi sự thống trị của giới quý tộc. Những yếu tố đó năm 1848 dẫn đến một cuộc cách mạng – sau này thất bại.
1848 là năm mà Karl Marx viết bản Tuyên Ngôn Cộng Sản. Nó được coi là cơ sở cho viễn cảnh một xã hội cộng sản chủ nghĩa. Năm 1859 tập 1 TƯ BẢN LUẬN ra đời.
 
Bản thân Karl Marx và gia đình, bạn bè ông đã chịu gánh nặng của kiểm duyệt và truy bức chính trị. Ông và vợ và bảy đứa con phải lánh nạn sang Pháp, Bỉ và cuối cùng sang Anh. London là nơi ông sống 11 năm cuối đời (đến 1883).
 
Cho đến hôm nay Tuyên Ngôn Cộng Sản và Kinh Tế Chính Trị Học là những tác phẩm cơ bản đi liền với tên tuổi và ảnh hưởng toàn thế giới của ông. Ở phương Tây người ta đọc các tác phẩm ấy cho đến hôm nay cả các tác phẩm trước đó đặt nền móng cho Tuyên Ngôn Cộng Sản, và tôn vinh các tác phẩm của ông như di sản quan trọng của tư tưởng Karl Marx.
 
Karl Marx nằm trong truyền thống Triết học Đức, nhất là Triết học luật pháp của F. Hegel (*1770, †1831) và Chủ nghĩa nhân văn Kitô hữu Do Thái. Marx học Luật, Sử và Triết. Ngày nay các luận văn của ông vẫn gây ảnh hưởng đến Khoa học xã hội, Kinh tế học và Chính trị học.
 
Viện Goethe tôn vinh Karl Marx nhân dịp sinh nhật (1818) thứ 200 của ông, thời điểm này cũng đánh dấu 170 năm kể từ khi Tuyên Ngôn Cộng Sản được xuất bản lần đầu (21-2-1848). Viện Goethe nhắc đến Marx trên trang mạng www.goethe.de/Vietnam/Marx200.
Ở đó chúng tôi giao lưu với dư luận theo bốn chủ đề mà chúng tôi cho rằng phù hợp với ngữ cảnh Việt Nam và truyền thống xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi đặt câu hỏi về

  • Toàn cầu hoá
  • Xã hội tiêu dùng
  • Tự do tôn giáo
  • Hành vi chính trị tự do 
Chúng tôi nỗ lực cộng tác với những người có tư tưởng tiên phong và một tổ chức thanh niên quan trọng. Chúng tôi rộng đường với dư luận. Chúng tôi nhận được hàng chục thư từ các trường đại học và cá nhân. Xin cảm ơn tất cả. Chúng tôi tổ chức buổi lễ nho nhỏ này cho họ.
 
Không có giải thưởng cho những người thắng cuộc. Vì chúng tôi không muốn ngạo mạn tự cho mình quyền trao giải cho suy tư về Marx. Ước gì chúng tôi nhận được sự hưởng ứng lớn hơn, lúc đó chúng tôi sẽ mời hai, ba chuyên gia tham gia, như Jürgen Habermas (*1929), Saskia Sassen (*1947), William J. Talbott (*1949), Slavoi Zizek (*1949), Vladimir Tismaneanu (*1951), Heinz Bude (*1954). Ước vọng đó không thành. Nhưng không sao, điều đó cũng không ảnh hưởng đến nỗ lực tưởng nhớ đến Marx của chúng tôi.
Ở VIệt Nam, chúng tôi là một trong hai Viện văn hoá châu Âu. Việc tốt nhất mà chúng tôi có thể làm được là mời tham dự một cuộc đối thoại. Và không có giải nhất hay giải nhì cho tham gia đối thoại. Cuộc họp mặt của chúng ta hôm nay cũng chỉ là một cuộc đối thoại, và ở đây không có sự tưởng thưởng cho suy tư về Marx. Chúng tôi tạo ra một cơ hội trao đổi.
 
Cảm ơn các quý vị đã nhận lời mời đó. 
 
Wilfried Eckstein - Viện trưởng, viện Goethe Hà Nội

1. Mác và tôn giáo

Marx và tôn giáo © Goethe-Institut Hanoi

"Tôn giáo là tiếng thở dài của quần chúng bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là chất gây nghiện của nhân dân."

...quyền được tin và theo một tôn giáo bất luận thế nào, được thực hành tôn giáo riêng của mình, rõ ràng là một quyền của con người. Quyền tín ngưỡng là một quyền phổ biến của con người."


Một trong những điểm trọng tâm trong tư tưởng của Mác là phê phán tôn giáo. Song sự phê phán của Mác ở đây không như những gì mà người đời sau thường khẳng định. Một mặt, Mác chỉ trích tôn giáo là chất gây nghiện, giúp con người thoát khỏi sự đối đầu với thực tế. Song, mặt khác, ông nhận thấy tôn giáo là một bộ phận quan trọng của văn hoá nhân loại và hành đạo là một quyền không thể thiếu của con người. Liệu đó có phải là mâu thuẫn hay không và mâu thuẫn đó có hay không trong xã hội Việt nam ngày nay? Trong 30 năm qua, nhiều đền,chùa và nhà thờ được tu bổ và xây mới ở khắp nơi. Và việc tưởng niệm đến vị lãnh tụ khai quốc, như Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình của ông cũng thay đổi rất nhiều: từ việc xây dựng tượng đài theo kiểu xô viết sang xây dựng những đền chùa... khiến cho chúng ta liên tưởng đến sự thờ cúng các thánh nhân của các tín đồ Nho giáo hay Phật giáo. Những sự thay đổi về tôn giáo hiện nay sẽ gây ra những tác động gì ở Việt Nam? Bên cạnh đó, liệu có còn sự phê phán tôn giáo hay không? Và những  sự phê phán đó dựa trên quan điểm nào? Sự đa dạng của các tín hữu cũng như những người không theo tôn giáo ở Việt nam nên được đánh giá như ra sao?

Tài liệu bổ sung:

2. Mác và sự tiêu dùng hàng loạt

Mác và sự tiêu dùng hàng loạt
© Goethe-Institut Hanoi

"Chúng ta cần những con người mới.
Người vô sản không có gì để mất ngoài xiềng xích. Họ sẽ giành được cả thế giới.
Người công nhân sản xuất càng nhiều của cải, sức mạnh và khối lượng sản phẩm của anh ta càng tăng thì anh ta càng nghèo đi."


Vào năm 1986, lãnh đạo Việt Nam đã quyết định thực hiện những cải cách sâu rộng. Nền kinh tế được phân cấp và giải phóng, kinh tế tư nhân được công nhận và vốn đầu tư nước ngoài được cho phép. Hiện nay Việt Nam đang trải qua làn sóng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Không còn nghi ngờ gì nữa:Từ khi có Đổi Mới đến nay điều kiện sống ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.  Từ năm 1993 đến 2015 tỉ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58,1% xuống dưới 12%. Trong mười năm qua, kinh tế quốc dân tăng trưởng đều từ 7 đến 10% mỗi năm. Những dấu hiệu của sự thịnh vượng, có thể nói là của một xã hội tiêu dùng đã xuất hiện ở những thành phố lớn: những trung tâm thương mại khổng lồ, ngày càng nhiều xe máy và ô tô trên đường phố, quần áo thời trang, điện thoại di động đắt tiền, - và rất nhiều trẻ em béo phì. Liệu Mác có hài lòng với sự phát triển này? Trong những tác phẩm đầu tiên của mình, Ông đã khẳng định  sự giàu có ngày càng tăng trong xã hội tư bản chủ nghĩa chỉ mang lại lợi ích cho một tầng lớp rất nhỏ, tầng lớp các nhà tư bản. Còn người lao động sẽ bị tha hoá; họ trở thành hàng hoá. Sau này, Mác đề cập nhiều đến tệ sùng bái hàng hóa: ở đây ông muốn nói chủ nghĩa tư bản đã tạo ra ảo tưởng về giá trị của hàng hoá. Cho đến nay, cả hai điều này vẫn có ảnh hưởng đến những quan điểm phê phán sự tiêu dùng đại chúng quá độ ở Bắc Mỹ và châu Âu. Vậy, ở Việt Nam có hiện tượng này không? Người Việt Nam có thái độ thế nào đối với sự giàu có mới mẻ của họ và sự khác biệt ngày càng rõ ràng giữa thành thị và nông thôn của Việt Nam?

Tài liệu bổ sung:

3. Mác và sự toàn cầu hoá

Marx và sự toàn cầu hoá © Goethe-Institut Hanoi

"Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!
Giai cấp tư sản đã đóng một vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử.

Vì luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những thị trường tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm chiếm khắp toàn cầu. Nó xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi. Nhờ bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng ở tất cả các quốc gia mang tính chất thế giới.

Nhưng, nói chung, ngày nay hệ thống hàng rào thuế quan là bảo thủ còn hệ thống tự do thương mại là phá bỏ. Nó phá huỷ các dân tộc và đẩy sự đối kháng giữa vô sản và tư sản đến đỉnh điểm. Tóm lại, hệ thống tự do thương mại thúc đẩy cuộc cách mạng xã hội."


C. Mác là một trong những người đầu tiên phê phán toàn cầu hoá. Những phân tích của Mác không chỉ giới hạn ở các quốc gia công nghiệp hoá trong thời đại của ông. Mà từ rất sớm, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, ông đã dự đoán sự lây lan toàn cầu của chủ nghĩa tư bản công nghiệp với tất cả mặt tốt và mặt xấu của nó: Một mặt, đó là sự gia tăng nhanh chóng của sản xuất hàng hoá và năng suất kinh tế (cái mà ông gọi là sự giải phóng sức sản xuất) cũng như sự gia tăng khổng lồ của tư bản; mặt khác, đó là sự tàn phá nguồn sinh kế của hàng triệu người, sự phụ thuộc của họ vào các nhà đầu tư và các chủ nhà máy, hơn thế là sự cướp bóc cả một lục địa.

Việc phê phán toàn cầu hoá ngày nay vẫn chịu ảnh hưởng của quan điểm đa chiều này của Mác, song đã xuất hiện thêm những yêu cầu mới: phong trào thế giới thứ Ba, bảo vệ môi trường, quyền bình đẳng của phụ nữ, cải cách xã hội, tất cả những yêu cầu này gắn liền với các tư tưởng cánh tả hay tôn giáo - cánh tả hay những yêu cầu đòi trở lại với việc củng cố quốc gia dân tộc. Do chi phí sản xuất thấp, toàn cầu hoá đã đến Việt Nam từ lâu và đã mang lại cho đất nước này sự tăng trưởng kinh tế ở mức cao . Mặt khác, người ta cũng thấy những mặt trái của nó tại đây như: thảm hoạ môi trường do vụ bê bối gây nhiễm độc của tập đoàn Đài Loan Formosa-Plastic-Group, sự phụ thuộc của Việt Nam vào các nguồn vốn quốc tế, sự bất an cho nhà nước và các nhà đầu tư do sự thất bại của Hiệp định tự do thương mại xuyên quốc gia (TPP) nhằm điều khiển các các quan hệ thương mại. Vậy, cái giá của toàn cầu hoá là gì và người Việt Nam đánh giá nó ra sao? Có thể rút ra những nhận thức gì từ các tư tưởng của Mác khi nhìn đến tình hình hiện nay của Việt Nam?

Tài liệu bổ sung:

4. Mác và sự giải phóng con người

Marx và sự giải phóng con người
© Goethe-Institut Hanoi

"Mỗi phong trào giải phóng sẽ thay đổi đặc tính của nó khi chuyển từ viễn tưởng sang thực tế. 

Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng các phương thức khác nhau, nhưng vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới."


Triết lý của Mác là một triết lý xác định việc giải phóng con người qua việc tích cực định hình lịch sử của họ. Marx bị ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa lý tưởng (duy tâm) Đức và những hiểu biết lịch sử có tính chất đại cương của nó. Ban đầu Mác chỉ phát triển những ý tưởng của mình cho những nhà nước đã được công nghiệp hoá trong thời đại của ông và chỉ đòi hỏi sự giải phóng của tầng lớp công nhân bị áp bức khỏi những kẻ thống trị mình, những nhà tư bản, qua đấu tranh giai cấp. Nhưng dần dần, các nước ngoài châu Âu cũng lọt vào tầm nhìn của Mác và những người mác-xít châu Âu như Rosa Luxemburg. Khi ở Nga và châu Á xuất hiện những phong trào cách mạng, tư tưởng đấu tranh giai cấp tiếp tục thay đổi ở đó. Những nhà tư tưởng như Lenin, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh ít nhiều đã đưa cuộc đấu tranh giai cấp ra khỏi tâm điểm của chủ nghĩa tư bản, ra khỏi Tây Âu và Bắc Mỹ, đến vùng ngoại biên thời ấy. Hệ thống tư bản thế giới nên phải được lật đổ từ đó, từ những đế chế kém phát triển như nước Nga, từ vùng bán thuộc địa như Trung Quốc và từ các thuộc địa như vùng Đông Dương thuộc Pháp: qua cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức đồng thời là một cuộc cách mạng mang cả tính dân tộc và xã hội. Điều này có thể được hiểu là một sự tiếp tục phát triển hay là một sự suy diễn (lý giải) khác tư tưởng của Mác. Nhưng sự thay đổi này đã diễn ra ở Việt Nam ra sao? Một nhà cách mạng châu Âu chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lý tưởng (duy tâm) Đức đã trở thành một chiến sỹ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc như thế nào? Có bao nhiêu (tư tưởng của) Mác trong sự lý giải Mác theo phong cách Việt Nam? Và mối quan hệ giữa giải phóng xã hội và giải phóng dân tộc hiện nay ra sao?

Tài liệu bổ sung:

Đố vui

Bạn hiểu về Marx như thế nào?

Mấy câu hỏi của Tom Strohschneider
Minh họa: Tobias Schrank





Chọn một câu trả lời

Thông tin thêm

Humboldt Grafik: Revista Comando

Marx in Colombia

Das Humboldt-Magazin zu Marx spiegelt die breiten, auch widersprüchlichen Lesarten von Marx in Südamerika und Deutschland.


Với sự hỗ trợ của


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn