Kiến trúc thư viện trong sự thay đổi
"Không có tương lai như một kho sách"
Các thư viện đang tự định hình bản thân ngày càng thiên về là địa điểm giáo dục, đào tạo và gặp gỡ. Một cột trụ quan trọng là kiến trúc – đôi khi kiến trúc đó yêu cầu bạn phải xỏ giầy để leo lên giá sách.
Von Samira Lazarovic
Mong muốn rằng thư viện công cộng không chỉ được sử dụng như nơi cho mượn sách, mà còn là trung tâm văn hóa cho người dân ở mọi lứa tuổi và mọi trình độ học vấn đang định hướng cho cuộc tranh luận hiện nay về cách thiết kế thư viện: „Các thư viện chỉ không còn tương lai, nếu người ta coi chúng là kho sách“, theo dó kiến trúc sư người Hà Lan Francine Houben đã nhận định trong Ex Libris, phim tài liệu mới về Thư viện Công cộng New York. Phim tài liệu rất được hoan nghênh của nhà làm phim Fredereik Wiseman cho thấy điều này có ý nghĩa gì trong thực tế. Người ta thấy được những bài diễn văn và buổi đọc sách của Ta-Nehisi Coates, Patti Smith hay Elvis Costello. Những buổi biểu diễn nhạc cổ điển. Những nhóm khiêu vũ cho người cao tuổi. Khóa học máy tính cho trẻ em. Và luôn có những căn phòng cũ và mới như những ốc đảo yên tĩnh, và ở đó không ai buôn bán gì, cho tất cả người dân New York – dù là giáo sư đang chuẩn bị cho các lớp học hay những người vô gia cư tìm nơi trú ngụ. Thư viện Công cộng New York cho thấy tại đây là nơi nền dân chủ sống động.
Theo đó, Francine Houben và văn phòng kiến trúc Mecanoo do bà thành lập đã đặt con người vào trung tâm của những bản thiết kế của mình cho công trình cải tạo thư viện Midtown-Manhattan hiện nay do chính bà chỉ đạo. Nằm trong một tòa nhà có mái che được xây dựng vào những năm 1970 với mục đích ban đầu là một trung tâm thương mại, từ năm 2020, thư viện Midtown được dự định sẽ là đại diện cho hệ thống thư viện mới và được trẻ hóa. Trong khi „Phòng dài“ có những giá sách nhiều tầng để mọi người tìm kiếm theo cách cổ điển, thì toàn bộ một tầng của thư viện được dùng cho việc học những kỹ năng nghề nghiệp, những tầng khác được sắp xếp dành cho trẻ em và thanh thiếu niên. Trên nóc của tòa nhà là sân thượng mở cửa tự do duy nhất ở Manhattan – tạo nên một vương miện thực sự của toàn bộ tòa nhà.
Hãy đến để tạo nên tri thức!
Tuy nhiên, việc cải tạo và xây mới các thư viện có những nguồn động lực khác nhau. Thư viện „Chocoladefabriek“ (Nhà máy sô cô la) ở Hà Lan được xây dựng chỉ đơn giản vì lý do tài chính. Thành phố Gouda đã quyết định cắt giảm 30% kinh phí bao cấp cho thư viện. Thay vì hạn chế các dịch vụ hay đóng của một vài chi nhánh lẻ, người ta đã đồng ý đóng cửa tất cả các chi nhánh và chuyển toàn bộ đến một tòa nhà ở ngoại ô thành phố - một nhà máy sô cô la cũ. Cùng với thư viện, kho lưu trữ của khu vực, một xưởng in và một quán cà phê lớn cũng được chuyển đến công trình công nghiệp cũ này. Họ đã cùng sử dựng Nhà máy sô cô la kể từ tháng hai năm 2014. Với sự tham gia của nhà tư vấn thư viện độc lập Rob Bruiknzeels và „Bộ Sức mạnh tưởng tượng“ của ông, một địa điểm dành cho tương tác xã hội đã được tạo nên. Các giá sách ở đây chỉ chiếm 30 phần trăm diện tích sử dụng của thư viện, thay vì 70 phần trăm diện tích như thông thường. Điều quan trọng đối với những người thiết kế là thư viện cần có đủ không gian để làm việc với khối tài liệu hiện có và để thực hiện nhiệm vụ thứ hai là tạo nên tri thức. Do đó, khẩu hiểu của Nhà máy sô cô la là: „Komm kennis maken!“, tiếng Hà Lan vừa có nghĩa là „Hãy đến để làm quen với nhau“, và cũng là „Hãy đến để tạo nên tri thức“.NAm châm thu hút khách du lịch với giấy dán tường là ảnh chụp những cuốn sách
Thư viện Tân Hải thuộc thành phố Thiên Tân ở Đông Bắc Trung Quốc mở cửa vào tháng mười năm 2017 có nét kiến trúc đặc biệt ấn tượng. Chỉ trong vòng ba năm, văn phòng kiến trúc Hà Lan MVRDV cùng Viện Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thiên Tân (TUPDI) đã hoàn thành yêu cầu tạo ra một điểm nhấn cho trung tâm văn hóa được quy hoạch ở Tân Hải, một vùng ngoại ô công nghiệp của thành phố cảng Thiên Tân. Tổng diện tích sử dụng của thư viện là 33.700 mét vuông, chứa được 1,2 triệu cuốn sách.Chỉ trong tuần mở cửa đầu tiên, mỗi ngày đã có khoảng 10.000 người đến thăm quan tòa nhà hoành tráng với những giá sách được thiết kế theo dạng bậc thang. Trung tâm của thư viện là khu vực giảng đường. Không phải ai cũng có thể vào „Núi sách“ ở đó – thư viện khuyến cáo độc giả dưới 14 tuổi, người đi giầy cao gót hoặc những người không đủ sức đi bộ đường dài nên tránh xa các giá sách khá dốc tại đây. Những giá sách đặt trên bậc cao nhất không thể mở cho độc giả sử dụng vì thời gian xây dựng quá ngắn, chúng chỉ chứa những tấm nhôm thay vì sách. Ngay cả trong sảnh trung tâm thư viện, trên nhiều giá sách cũng chỉ đặt ảnh bìa của những cuốn sách chứ không có sách. Các độc giả đọc sách tại những khu vực thông thường của thư viện.
Ba ví dụ New York, Gouda và Thiên Tân cho thấy việc cải tạo lại thư viện theo yêu cầu của chính thư viện để trở thành địa điểm đào tạo và gặp gỡ, trao đổi có thể được thực hiện một cách vô cùng đa dạng. Không nơi nào trong ba thư viện này còn giống với những kho sách đơn thuần nữa.