Khóa học hè quốc tế
Sáng tạo vì một thành phố đáng sống hơn

Khóa học hè quốc tế 2018
Khóa học hè quốc tế 2018 | Ảnh (chi tiết): Bettina Radner/Viện Goethe

Thư viện có thể đóng góp gì cho những mục tiêu bền vững của Liên hiệp quốc? Sau “Khóa học Hè quốc tế” Viện Goethe đã khen thưởng ba dự án ở Nga và Ucraina đề cập đến những vấn đề xã hội và sinh thái.

Von Patrick Wildermann

Tetiana Marynynich không thể tưởng tượng một nơi tốt đẹp hơn là thư viện để quảng bá cho một phong cách sống có ý thức môi trường. „Chúng tôi liên hệ được với mọi người thuộc tất cả các lứa tuổi khác nhau. Họ đến với chúng tôi để làm việc, học tập hoặc giải trí thời gian rảnh rỗi của mình“, bà giám đốc thư viện trường Đại học Sumy ở Ucraina nhận xét. Nhất là có một thế hệ trẻ rất cởi mở với những chủ đề sinh thái và muốn tìm hiểu kỹ lưỡng thói quen tiêu dùng của chính mình hoặc tham gia các hoạt động dọn dẹp rác thải trong thành phố. Ví dụ như gần đây nhất Marynynich đã cùng đội của bà đã tổ chức một cuộc thi đố về chủ đề sinh thái dưới khẩu hiệu „Sống không có rác thải“ cho một trường phổ thông. Cuộc thi đã dễ dàng truyền đạt một phong cách sống có trách nhiệm với tài nguyên thiên nhiên.

KHÓA HỌC HÈ QUỐC TẾ

„Green Library Project“ (Dự án thư viện xanh) của thư viện trường Đại học Sumy là một trong ba dự án được thực hiện lần đầu tiên sau „Khóa học Hè quốc tế 2018“ trong khuôn khổ một cuộc thi dành cho những người được Viện Goethe cấp học bổng và được hỗ trợ kinh phí.  „Khóa học Hè“ được tổ chức bằng tiếng Anh từ ngày 23/7 đến 28/7 năm 2018 với chủ đề „Socially Committed, Innovative, Accessible to all: Libraries of the Future contribute to the United Nations Agenda 2030“ tại trường Đại học truyền thông Stuttgart. Trọng tâm của khóa học là câu hỏi, thư viện có thể đóng góp gì cho 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDGs) nêu trong Agenda 2030 của Liên hiệp quốc.  

PHƯƠNG ÁN THƯ VIỆN VỚI TRÍ TƯỞNG TƯỢNG 

Trong số các diễn giả, Barbara Schleihagen, chủ tịch Hiệp hội thư viện Đức (DBV) đã trình bày trong môđun „Lobbying and Advocacy: How to Bring Libraries Forward“ về mục tiêu 17 („Strengthen the means of implementation and revitalize the global partnership for sustainable dvelopment“). Bà giải thích, các thư viện đã thực hiện được những chương trình nào trong khuôn khổ các mục tiêu SDG và những hoạt động nào có thể liên quan. Diễn giả người Hà Lan Rob Bruijnzeels trình bày tham luận „Re-designing the Library!“ về mục tiêu 11 („Make cities inclusive, safe, resilient and sustainable“). Bruijnzeels thuộc một tổ công tác của „Ministry of Imagination“ hỗ trợ các thư viện và những cơ sở văn hóa khác xây dựng các phương án định hướng tới tương lai.

Trong số 30 học viên quốc tế có 15 người đến từ Nga, Ucraina, Belarus, Kirgistan, Usbekistan, Gruzia, Hungary, Ai-cập và Israel được Viện Goethe cấp học bổng. Họ phải đăng ký xin học bổng bằng các dự án theo đuổi các mục tiêu bền vững tại thư viện của mình.

PHÂN LOẠI RÁC - MỘT MÔ HÌNH

Trọng tâm của „Green Library Project“ nhằm vào mục tiêu 11 với các sổ tay thông tin, áp phích, các hoạt động dọn, tái chế và phân loại rác thải. Theo Tetiana Marynynich, khó khăn là tìm được công ty xử lý đúng yêu cầu chuyên môn rác thải đã được phân loại – „Hạ tầng cơ sở về việc này vẫn chưa được phát triển ở Ucraina“. Tuy vậy cũng đã nâng cao được nhận thức về vấn đề môi trường kể cả trong trường đại học của chính mình: „Bên hành chính ủng hộ dự án của chúng tôi và đến nay đã cho đặt các loại thùng rác khác nhau để phân loại rác thải trong tất cả các phòng ban“, Marynynich cho biết.
 
Dự án „The Upgrade of Multi-Sensory Room for Blind and Visually Impaired Children“ đối diện với một thách thức hoàn toàn khác tại nước cộng hòa Udmurtia thuộc Nga: tại đây có hơn 10.000 người khiếm thị, trong đó có nhiều trẻ em. Tuy đã có các trường đặc biệt với những thiết bị trợ giúp các em, nhưng như Anna Semenova giám đốc Thư viện quốc gia Udmurtia cho biết, các trường đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu – „vì thế chúng tôi mở rộng nguồn lực của chúng tôi ra lĩnh vực công tác xã hội này“.

ÂM NHẠC VÀ HỘI HỌA TRÊN CÁT

Phòng „Multi-Sensory Room“ của thư viện quốc gia đã được tiếp tục hiện đại hóa nhờ trợ giúp của Viện Goethe trong một dự án lần đầu tiên được viện thực hiện. Căn phòng đặc biệt này cung cấp cho các em khiếm thị một loạt các học phần để tự học và các chương trình học nhóm, trong đó có trò chơi chung „A journey to the Land of Tales“ dựa trên các tác phẩm của nhà thơ người Nga Korney Chukovsky và trò chơi này làm cho các em dễ dàng làm quen với các nhân vật của nhà thơ. „Được sử dụng đặc biệt nhiều là một cái bàn âm nhạc. Bàn này tạo ra những âm điệu khác nhau và qua đó thu hút sự chú ý“, Semenova kể. Bên một cái bàn khác các em có thể tạo ra những bức tranh trên cát và hoạt động đó có tác dụng kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo.

XÂY DỰNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Phiên chợ trao đổi vật dụng đã qua sử dụng, Thư viện trường Đại học Tambow
Phiên chợ trao đổi vật dụng đã qua sử dụng, Thư viện trường Đại học Tambow | © Thư viện trường Đại học Tambow
Cuối cùng là dự án „Impact Network“ – cũng hướng đến mục tiêu phát triển 11 („Sustainable Cities and communities“ – được thực hiện tại thư viện của trường đại học Tambow ở Nga. Tại đây Olga Suslowa, giám đốc Thư viện khoa học vạn vật của khu vực, quan sát được tình trạng „thiếu các hoạt động xã hội và trách nhiệm xã hội“. Với một chiến dịch thông tin rộng khắp dự án đã thu hút được khoảng 20 người dân tạo nên một mạng lưới cộng tác viên tích cực. Khi hợp tác với các trường học trong vùng đã tạo ra được những sáng kiến, hoạt động nâng cao ý thức môi trường hoặc tổ chức những phiên chợ trao đổi quần áo và sách vở. „Bây giờ chúng tôi chia sẻ những ý tưởng của chúng tôi với các thư viện địa phương khác, để cũng khích lệ được trách nhiệm xã hội của họ“, Suslowa nói. Năm 2019 cũng sẽ lại tổ chức một “Khóa học Hè quốc tế” tại trường Đại học Truyền thông Stuttgart. Trọng tâm khóa học từ 16/9 đến 21/9 là những thách thức của sự chuyển đổi số hóa.

 

"KHÓA HỌC HÈ QUỐC TẾ 2019 VỀ CHỦ ĐỀ „CHUYỂN ĐỔI SỐ HÓA"

Khóa học Hè quốc tế 2019 được tổ chức từ 16/9 đến 21/9 năm 2019 tại trường Đại học Truyền thông Stuttgart. Đây là một dự án chung của Viện Goethe và trường Đại học Truyền thông Stuttgart và nhằm đến những người đang theo học các ngành khoa học thông tin và thư viện, cũng như những người đang làm việc trong lĩnh vực thông tin và thư viện. 

Khóa học Hè tạo điều kiện cho học viên trao đổi với các đồng nghiệp quốc tế. Khóa học có 4 môđun (bằng tiếng Anh) đề cập đến các khía cạnh khác nhau của chủ đề „chuyển đổi số hóa“.

Bạn có thể tìm thấy các hướng dẫn chi tiết và đường link để đăng ký tham gia trên trang web của trường Đại học Truyền thông:
www.hdm-stuttgart.de
International Summer School 2019: 16.- 21.September 2019 an der Hochschule der Medien Stuttgart © © International Summer School 2019 International Summer School 2019: 16.- 21.September 2019 an der Hochschule der Medien Stuttgart © International Summer School 2019