Nhà xuất bản: Hofenberg
586 trang
ISBN: 978-3843090285
Nhà xuất bản: NXB Mỹ thuật
223 trang
ISBN: 978-6043059540
Màu sắc luôn là mối quan tâm hàng đầu và giới nghệ sĩ đó là sự quan tâm rất thiết thực. Các đại diện của thời kỳ Phục hưng như Leon Battista Alberti (1404-1472) và Leonardo Da Vinci (1452-1519) đã nghiên cứu màu sắc một cách chi tiết và mang tính đề xuất, trong một hệ thống phân cấp màu sắc. Issac Newton (1643-1727) và Johann Wolfgang von Goethe’s (1749-1832) tiếp cận chủ đề này như một hiện tượng của khoa học tự nhiên. Newton đã xuất bản về màu sắc vào năm 1665. Ấn phẩm tiếp theo có tính ảnh hưởng lớn đó chính là cuốn "Farbenlehre (Thuyết màu)" của Goethe xuất bản vào năm 1810.
Ngụy Hữu Tâm và Trần Vinh đã dịch cuốn này sang tiếng Việt và đã được Nhà xuất bản Mỹ thuật xuất bản vào tháng 3 năm 2021. Tại buổi giới thiệu sách lần này, hai diễn giả sẽ đưa ra định hướng về giá trị đương đại của tác phẩm Goethe (1749-1832) “ Farbenlehre (Thuyết màu).
Đặng Thị Bích Ngân (*1959)
Đặng Thị Bích Ngân là Giám đốc- Tổng Biên tập Nhà xuất bản Mỹ thuật
Bà tốt nghiệp Cao học về Khoa học giáo dục Nghệ thuật tại Đại học Montréal, Québec, Canada năm 1998 và là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Lê Huy Văn (*1943)
Lê Huy Văn tốt nghiệp ngành Thiết kế Công nghiệp (industrie Design) tại Trường Đại học Mỹ Thuật và Design Halle Burg Giebichenstein Halle, Đức năm 1970. Ông từng là Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mỹ Thuật Công nghiệp Hà Nội và là Uỷ viên Hội Đồng Nghệ Thuật chuyên ngành Trang Trí và MTUD Hội Mỹ Thuật Việt Nam.
Ngụy Hữu Tâm (*1944)
Ngụy Hữu Tâm, nguyên Cán bộ tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Vào những năm 1970, 1980, ông từng là nghiên cứu sinh tại ZOS, AdW d. DDR, Berlin-Adlershof, Viện Hàn lâm Khoa học Cộng Hòa Dân chủ Đức và là thực tập sinh tại Université Paris Sud, Đại học Paris XI, Pháp. Ông từng làm việc tại Đại học Constantine và Đại học Tiaret, Algery trong vai trò Chuyên gia giáo dục. Là người có sở trường về ngoại ngữ, ông tham gia và có nhiều đóng góp trong các hoạt động dịch thuật (chủ yếu là tiếng Đức) và viết sách, báo cũng như nhiều lĩnh vực khác.