Chân dung những người Việt trẻ

Nguyễn Thị Liên Phương © Goethe-Institut Hanoi / Ngô Ngọc Đức

Ngày càng có nhiều người Việt Nam trẻ tuổi muốn sinh sống và làm việc ở Đức. Nhiều người trong số họ đã thực hiện được ước mơ của mình. Năm người Việt mà chúng tôi giới thiệu với các bạn ở đây sẽ kể về những khó khăn ban đầu củ a họ khi ở Đức, về công việc, các hoạt động giải trí, kế hoạch cho tương lai và tất nhiên cả về những gì họ thích ở Đức và tầm quan trọng của việc học tốt tiếng Đức.

LỜI MỞ ĐẦU VỀ LOẠT PHIM MỚI CỦA GOETHE-INSTITUT

CỦA NGÀI ĐẠI SỨ CHRISTIAN BERGER 

Botschafter Christian Berger © © Deutsche Botschaft Hanoi Botschafter Christian Berger © Deutsche Botschaft Hanoi
Quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt nam và Đức đã khích lệ nhiều người Việt trẻ tìm kiếm cho mình một nghề nghiệp tương lai ở Đức. Năm người trong số họ tự giới thiệu mình trong loạt phim của Goethe-Institut. Chúng ta làm quen với Nguyễn Thị Thu, điều dưỡng viên chăm sóc người già ở Berlin, cô đã chọn cho mình một nghề đầy trách nhiệm. Anh Ngô Minh Đức làm kỹ sư công nghệ thông tin tại hãng Volkswagen và lập gia đình ở Bochum. Chúng ta nghe một chuyên viên cao cấp phụ trách các giao dịch trên thị trường tài chính, Anh Nguyễn Hoàng Trung kể về „giấc mơ Đức“ của mình, nữ bác sỹ Nguyễn Thị Liên Phương nói về tình yêu với Hamburg và niềm tự hào của chị Nguyễn Hồng Mai khi làm việc cho hãng Mercedes. Loạt phim này nói về những người đã thực hiện được ước mơ của mình và tìm thấy ở Đức không chỉ là một công việc mà còn là một ngôi nhà mới. Qua đó, đánh thức sự quan tâm đến nước Đức trong mỗi chúng ta, điều này thực sự khiến tôi rất vui mừng.

Đồng thời tôi rất quan tâm đến việc những người sang Đức đều cần những hiểu biết thực tế về nước Đức. Không biết Tiếng Đức tốt thì khó có thể vượt qua được và bạn sẽ phải đối mặt với những khó khăn cũng như những hoài nghi. Chuẩn bị một cách tốt nhất có thể cho chuyến đi đến nước Đức là một việc rất quan trọng. Vì vậy, tôi muốn khuyên tất cả các bạn - những người muốn sống và làm việc ở Đức: Hãy nắm bắt và tận dụng cơ hội để tham gia vào các hoạt động do Goethe-Institut cung cấp, hỗ trợ. Đây là địa chỉ đáng tin cậy nhất và có bề dày kinh nghiệm trong việc giảng dạy tiếng Đức, là nơi hỗ trợ thông tin về các vấn đề liên quan đến nhập cư lao động lành nghề. Bây giờ, tôi xin chúc các bạn xem phim vui vẻ!

NĂM NGƯỜI VIỆT NAM KỂ VỀ CÂU CHUYỆN CỦA MÌNH

Nhà làm phim Ngô Minh Đức đã đồng hành cùng các nhân vật chính tại nơi làm việc, cùng đi với họ ra chợ, tới sân golf, đi leo núi và có mặt tại bếp ăn ở nhà. Năm người Việt nam cùng kể về những khó khăn ban đầu khi họ sang Đức, về công việc, các hoạt động giải trí và kế hoạch cho tương lai. Dĩ nhiên, họ cũng kể về tình yêu của mình với nước Đức cũng như tầm quan trọng của việc học tiếng Đức.

NGUYỄN THỊ LIÊN PHƯƠNG

Liên Phương sống ở Hamburg và làm bác sỹ. Cô yêu chợ cá Hamburg, nơi đây gợi nhớ đến quê hương cô Việt Nam. Phương cho rằng: „Nước Đức là nơi người ta có thể biến ước mơ trở thành hiện thực“.

NGÔ MINH ĐỨC

Minh Đức nhận học bổng học đại học tại Bochum, hiện làm công nghệ thông tin cho hãng Volkswagen. Khi rảnh rỗi, anh thường di dạo quanh hồ cùng vợ con hoặc xem bóng đá ở quán bia với bạn bè
 

NGUYỄN THỊ THU

Thu là điều dưỡng viên chăm sóc người già ở Berlin. Cô đưa chúng ta đến thăm chợ Đồng Xuân - một chợ lớn của người Việt ở Berlin. Những người bạn Đức rất thích ghé thăm, khi cô nấu ăn với các bạn Việt nam ở cùng phòng.
 

NGUYỄN HỒNG MAI

Hồng Mai đã quen bạn trai người Đức từ thời học kỹ thuật điện tử. Hiện, cả hai cùng làm việc cho hãng Mercedes ở Sindelfingen cạnh Stuttgart. Cô thích leo núi vào thời gian rỗi – đây là bộ môn thể thao thích hợp dành cho những người bền chí như cô.
 

NGUYỄN HOÀNG TRUNG

Hoàng Trung đã sống ở 8 thành phố trong 12 năm qua, hiện anh làm chuyên viên cao cấp phụ trách giao dịch ngắn hạn trong ngày của một công ty tại Mannheim. Anh thấy vui khi được làm việc trong nhóm có các thành viên đến từ nhiều nước khác nhau. Anh đặc biệt thích chơi golf khi cần nghỉ ngơi lấy lại cân bằng trong cuộc sống.
 

 

  • Logo European Union