Tiền hội nhập
Con đường đến nước Đức bắt đầu từ quê hương

Cổng thông tin trên Internet, tư vấn, khóa học tiếng – Ai nghĩ đến việc di cư đến Đức, người đó có thể sử dụng các chương trình tiền hòa nhập tại nước xuất xứ.

Có người hy vọng một triển vọng nghề nghiệp ở trong nước, có người lại muốn đến Đức, vì người thân của họ đang sống ở đó. Và lại có những người khác chạy trốn khỏi quê hương đơn giản chỉ vì muốn tìm một nơi yên ổn để hòa nhập. Không phụ thuộc vào nguyên nhân nào thúc đẩy họ - đa số những người muốn di cư đến Đức đều bắt đầu ngay từ quê hương họ giải đáp những câu hỏi quan trọng nhất xung quanh quá trình di cư. Tôi phải đáp ứng những điều kiện nào để nhận được thị thực và giấy phép lao động? Làm thế nào để tôi tìm được chỗ ở và việc làm? Tôi có thể chuẩn bị về ngôn ngữ như thế nào cho cuộc sống ở Đức? Tôi có thể liên hệ với ai, nếu tôi cần giúp đỡ tại chỗ?

Trong khi tìm kiếm câu trả lời họ có thể sử dụng các chương trình cung cấp thông và tư vấn tiền hòa nhập. “Trong giai đoạn tiền hòa nhập mọi người đã quyết định sẽ di cư, nhưng họ vẫn chưa dời khỏi quê hương. Như vậy mục đích là chuẩn bị cho họ về một cuộc sống ở Đức”, bà Iris Escherle, chuyên viên phòng Các dự án hòa nhập của Cơ quan Di cư và tị nạn Liên bang giải thích. Vì những người đến Đức đoàn tụ với vợ/chồng theo một quy định pháp luật mới từ tháng 9/2007 phải chứng minh trình độ tiếng Đức khi xin thị thực, nên tiêu điểm của các dự án tiền hòa nhập lúc đầu được đặt vào việc tư vấn những người di cư đoàn tụ với vợ/chồng. Tuy nhiên vì tình trạng thiếu nhân lực chuyên môn hiện nay, nên cho đến nay các chương trình cũng hướng tới những người đến Đức vì lý do nghề nghiệp.

thông tin hữu ích và đáng tin cậy: các cồng thông tin Online

Một thành phần quan trọng của tiền hòa nhập là các cổng thông tin trên Internet. Bên cạnh Bộ Ngoại giao Đức, Cơ quan Di cư và Tị nạn Liên bang cũng đưa ra những câu trả lời cho các câu hỏi về pháp luật cư trú trên trang web của mình.
  • Trên trang web Make it in Germany nhân lực chuyên môn có thể tìm thấy những thông tin về tìm việc làm và ngày thường nhật ở Đức.
  • Viện Đào tạo nghề Liên bang thông tin trên cổng Anerkennung in Deutschland về việc công nhận các trình độ đào tạo nghề nước ngoài.
  • Trang web và cổng thông tin Study in Germany của Cơ quan Trao đổi hàn làm Đức chủ yếu hướng đến sinh viên.
  • Trên cổng Internet Mein Weg nach Deutschland Viện Goethe giới thiệu các khả năng cải thiện và củng cố kiến thức ngôn ngữ và đất nước học.
  • Trên Internet và trong loạt video Mach dein Herz auf Đài truyền hình Deutsche Welle cung cấp các khóa học tiếng Đức cho người tị nạn và những người hỗ trợ.
  • Tổ chức Diakonie đã liệt kê những con đường di cư hợp pháp khác nhau và những nội dụng tư vấn quan trọng nhất để hòa nhập thành công ở Đức trên cổng thông tin của mình.
  • Cơ quan Hỗ trợ thanh, thiếu niên có nguồn gốc nhập cư hợp tác với Viện Goethe cung cấp trên cổng Portal jmd4you của mình thông tin và cả dịch vụ tư vấn Online cho thanh, thiếu niên – không chỉ bằng tiếng Đức, mà còn bằng tiếng Thổ và tiếng Nga.
Ngoài ra còn nhiều cơ quan khác và cả các mạng xã hội cũng hoạt động tích cực.

tư vấn và tập huấn trực tiếp

Ngoài những chương trình trên các trang web, tại một số nước mọi người còn có thể được tư vấn trực tiếp, cũng như tham gia các buổi tập huấn chuẩn bị cho cuộc sống ở Đức. Trong công tác tiền hòa nhập của mình, Tổ chức di cư quốc tế IOM tập trung vào nhóm đối tượng người tị nạn: Trong mục Tái định cư, tổ chức này hỗ trợ người tị nạn là những người trong tương lai không thể trở về đất nước quê hương họ, nhưng vẫn còn đang ở nước thứ ba, nơi họ cũng không thể hòa nhập được, sao cho những người này được chuẩn bị cư trú lâu dài ở Đức. Và trong khuôn khổ chương trình trợ giúp gia đình, IOM tổ chức các khóa tiền hòa nhập, cũng như cung cấp một quyển sổ tay về tiền hòa nhập cho người tị nạn Syria và Irắc muốn nộp đơn xin đến Đức đoàn tụ gia đình hoặc đã nộp đơn.
Được BMZ (Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Liên bang) ủy nhiệm, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức hợp tác với các cơ quan quản lý lao động quốc gia ở Senegal, Ghana, Irắc, Kosovo, Anbani, Secbia, Tunisia và Marốc tổ chức các trung tâm tư vấn di cư cho những người muốn tìm kiếm khả năng đào tạo và việc làm tại nước họ hoặc tại Đức. Từ năm 2008 Viện Goethe tổ chức tại Đông Nam Á, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Đông Nam Âu các hoạt động cung cấp thông tin và hội thảo, lúc đầu do Quỹ hòa nhập châu Âu (EIF) và từ năm 2014 do Quỹ Tị nạn, Di cư và Hòa nhập (AMIF) tài trợ. Dự án hiện nay đang thực hiện đến tháng 6/2020 cũng nhằm đến việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ tư vấn. Ngoài ra Viện Goethe tiến hành một nghiên cứu về tiền hòa nhập phụ nữ di cư vì nghề nghiệp.

Tổ chức Diakonie (do Diakonie vùng Baden chủ trì), Cộng đồng Liên bang công tác xã hội thanh, thiếu niên tin lành và Hiệp hội tôn giáo Alevi Đức nhận được tài trợ của EU cho những các dự án tương ứng. Từ năm 2009, trong dự án Chuẩn bị và Hòa nhập thành công ở Đức, Tổ chức Diakonie trợ giúp 31.200 người trong những quý trình tư vấn toàn diện ở Thổ Nhĩ kỳ, Kosovo, Bosnia-Herzegowina và mới đây cả ở Nga nữa. Tổ chức này hợp tác chặt chẽ với các Viện Goethe và các cơ sở khác tại địa phương, cũng như các điểm tư vấn di cư của các hiệp hội phúc lợi ở Đức chuẩn bị cho người di cư bằng hình thức tư vấn theo nhóm và tư vấn riêng từng người, để họ có thể hòa nhập nghề nghiệp cũng như hòa nhập xã hội ở Đức tốt nhất có thể. „Để đạt được mục tiêu đó, điều quan trọng là đưa ra định hướng đúng đắn ngay từ đầu, xây dựng những hình dung và kế hoạch sát thực tế và hỗ trợ, giúp đỡ mọi người trong quá trình đó“, Jürgen Blechinger, giám đốc dự án của Tổ chức Diakonie ở Baden nhấn mạnh. Trong một dự án tương tự ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hiệp hội tôn giáo Alevi đã tiến hành khoảng 11.000 lần tư vấn kể từ khi bắt đầu dự án tháng 12/2009.

Trong quá trình thực hiện đã luôn nhận thấy rằng, nhiều người có một hình dung không đúng về cuộc sống ở Đức, vì họ chỉ biết được qua các cuộc trao đổi với họ hàng và cũng nghe nhiều tin đồn. Vì thế điều quan trọng trước hết là trong các buổi tư vấn phải truyền đạt được cho họ là việc học tiếng Đức quan trọng như thế nào đối với việc hòa nhập ở nước Đức.

nhập cảnh như thế nào và sau đó là cái gì?

Như vậy mục đich của các biện pháp tiền hòa nhập miễn phí là hỗ trợ những người muốn nhập cư khi thực hiện những thủ tục hành chính và truyền đạt cho họ những hình dung sát với thực tế cuộc sống ở Đức. „Nếu chúng ta đón người nhập cư từ nhà họ và chuẩn bị cho họ, chúng ta đảm bảo được là ở Đức ngay từ đầu họ có thể làm cho người khác hiểu được họ và sử dụng được các chương trình trợ giúp. Như vậy ngay từ đầu chúng ta nhận vào chuỗi các chương trình hòa nhập những người đã chủ đích quyết định sẽ nhập cảnh vào Đức. Sau này các chương trình thông thường, như các khóa hòa nhập người nhập cư sẽ theo học ở Đức sau khi họ đến Đức, có thể được phát triển dựa trên kiến thức đó“, bà Iris Escherle nói. Những kết quả nghiên cứu đầu tiên cho thấy, điều đó được nhóm đối tượng đón nhận: chỉ riêng dự án tiền hòa nhập ở Đông Nam Á của Viện Goethe kết thúc cuối năm 2017 đã tiếp cận được 7.500 người trong các chương trình trực tiếp và khoảng 700.000 người trong các chương trình Online. Theo một cuộc thăm dò ý kiến, 97% trong số đó cho biết là cảm thấy được chuẩn bị rất tốt hoặc tốt cho việc xuất cảnh đi Đức. Ví dụ như các buổi tập huấn rất được người di cư ưa thích, vì những buổi đó thúc đẩy quan hệ trực tiếp với văn hóa đức và tạo điều kiện để người di cư làm quen lẫn nhau. Tuy nhiên nhóm đối tượng cũng đánh giá cao các chương trình Online là những chương trình có thể được sử dụng một cách linh hoạt.