Thảo luận
Bên kia Tiếng vọng Thuộc địa
Một cuộc trò chuyện công khai về lịch sử cùng Ngô Thanh, Mi You, Su Wei
Đăng ký tham dự
Câu hỏi về bản sắc dân tộc đã lần nữa trở lại như một bóng ma và trở nên càng ngày càng đáng lo ngại trong kỷ nguyên của chủ nghĩa bảo thủ đang gia tăng toàn cầu. Trong quá trình phát triển nghệ thuật tại Việt Nam vào nửa sau thế kỷ 20, những diễn ngôn phê phán về giải-Tây-hóa và giải-Hán-hóa đã phải vật lộn với câu hỏi dai dẳng về bản sắc dân tộc. Vấn đề này gắn liền với sự hiểu về động lực của hiện đại hóa và những nan đề của nó trong bối cảnh lịch sử của thế kỷ 20, cả ở cấp độ địa phương và khu vực. Cuộc trò chuyện “Bên kia tiếng vọng thuộc địa” cùng nhà nghiên cứu trẻ Ngô Thanh, giám tuyển Su Wei và giáo sư You Mi – khám phá một số manh mối lịch sử trong nghệ thuật từ nửa sau thế kỷ 20 đến nay. Nó xem xét vai trò của nghệ thuật trong việc định hình bản sắc dân tộc theo khuôn khổ của chủ nghĩa xã hội và hậu chủ nghĩa xã hội, cũng như sự phát triển của diễn ngôn và mô hình phê phán trong bối cảnh này.
Trò chuyện “Bên kia tiếng vọng thuộc địa” và workshop cùng tên diễn ra trong hai ngày trước đó là một phần của dự án tái khám phá và đánh giá lịch sử “Nhìn từ Mũi đất: Những trao đổi nghệ thuật trong và ngoài Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á trong những năm 1950-1980”. Dự án do Su Wei, một giám tuyển và nhà sử học nghệ thuật độc lập, và You Mi, giáo sư tại ĐH Kassel khởi xướng, với sự hỗ trợ toàn diện của Goethe-Institut Trung Quốc và hợp tác cùng các Goethe-Institut tại Calcuta, Hà Nội, Jakarta, Kyoto, Manila, Mumbai, và Seoul (theo thứ tự alphabet). Viện documenta, với tư cách là một tổ chức hỗ trợ khác của dự án này, sẽ đồng hành trong việc tổ chức hội thảo tổng kết và xuất bản vào năm sau.
Thông qua một loạt các workshop dành cho khách mời và các trò chuyện công khai, dự án nhằm mục đích đào sâu và (có khả năng) tái định nghĩa lại hiểu biết của chúng ta về vai trò của nghệ thuật trong việc định hình các đối thoại giữa địa phương và toàn cầu trong những khu vực nói trên.
GIỚI THIỆU DIỄN GIẢ
NGÔ THỊ THANH© Cá nhân
MI YOU
© Cá nhân
Cô làm việc với Con đường Tơ lụa như một sự tượng hình cho các mạng lưới tái tưởng tượng, và đã giám tuyển các triển lãm và chương trình tại Trung tâm Văn hóa châu Á ở Gwangju, Hàn Quốc, Liên hoan Nghệ thuật truyền thông Quốc tế Ulaanbaatar, Mông Cổ (2016), Zarya CCA, Vladivostok (2018), và nền tảng nghiên cứu/giám tuyển “Giải bản đồ Á-Âu” (2018-) với Binna Choi. Các triển lãm gần đây của cô tập trung vào xã hội hóa công nghệ và “những suy đoán mang tính hành động”, chẳng hạn như “Sci-(no)-Fi” tại Học viện Nghệ thuật Thế giới, Cologne (2019) và “Lonely Vectors” tại Bảo tàng Nghệ thuật Singapore (2022) . Cô là một trong những người phụ trách Shanghai Biennale lần thứ 13 (2020-2021). Về khía cạnh xã hội, cô giữ chức chủ tịch ủy ban về Nghệ thuật và Công nghệ Truyền thông của tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia "Diễn đàn Hành động chung" . Mi You đồng khởi xướng dự án “Nhìn qua mũi đất: Trao đổi nghệ thuật trong và ngoài ở Đông, Đông Nam và Nam Á trong những năm 1950-1980”.
SU WEI
© Cá nhân
Chi tiết
Goethe-Institut Hà Nội
56-58-60 Nguyễn Thái Học, Ba Đình
Hà Nội
Việt Nam
Ngôn ngữ: Tiếng Việt, tiếng Anh
Phí: Đăng ký tham dự miễn phí
+84 24 32004494 kultur-hanoi@goethe.de