T6, 23.04.2021, 13h00 - 21h30
Để đào sâu thêm những lớp nghĩa tiềm tàng trong việc diễn giải vở kịch “ANTIGONE” cho sân khấu Việt Nam
Antigone | Hội thảo thứ 1
Hợp tác với ZzzReview.
Vở kịch “Antigone” được Sophocles viết vào thời Hy Lạp cổ đại cách đây khoảng 2462 năm. Đây có vẻ như là một khoảng thời gian rất dài. Nhưng thật ngạc nhiên là nhiều khía cạnh của vở kịch này vẫn còn đáng để người ta suy ngẫm ngay cả trong xã hội Việt Nam đương đại.
Chẳng hạn có những sự tương đồng giữa Antigone với những nữ anh hùng trong lịch sử cũng như sự tương đồng của vở “Antigone” với “Truyện Kiều”. Một hình tượng nhân vật nữ mạnh mẽ, đứng ra gánh vác lấy việc mà nàng cho rằng cần phải làm ở thời điểm khủng hoảng, cùng với những quan niệm về tôn giáo, nghiệp quả, cũng như những suy tư về chuyện thế nào là một cuộc đời đúng đắn trong lẽ công bằng và phẩm giá.
Xin mời các đạo diễn sân khấu, các nhà biên kịch, các tác giả truyện tranh, các nhà phê bình/dịch giả, các họa sĩ thiết kế sân khấu cũng như những nhà hoạt động đấu tranh cho bình đẳng giới đăng ký tham gia cuộc hội thảo. Hãy cùng nhau ngắm nhìn viên ngọc quý này của văn chương châu Âu cũng như văn chương Thế giới và tìm hiểm xem làm thế nào để khán giả quan tâm tới việc đọc vở kịch này hoặc việc thưởng thức nó trên sân khấu.
Ngày đầu tiên của hội thảo (23.04.2021) - DIỄN GIẢI ANTIGONE
Chúng ta sẽ chỉ ra một số phương pháp tiếp cận khả dĩ trong việc diễn giải ANTIGONE. Từ lịch sử văn hóa Việt Nam có những nhân vật sự tích nào tương tự với ANTIGONE? Vai trò và hình ảnh của người phụ nữ được truyền tải trong ANTIGONE như thế nào? ANTIGONE khác với TRUYỆN KIỀU ở điểm nào? Tại sao ANTIGONE lại phải chết? Những chủ đề khác nào ẩn trong tác phẩm văn chương thế giới này có thể được giải mã trong bối cảnh hiện tại?
Chương trình | Ngày 1: DIỄN GIẢI ANTIGONE | |
13h - 15h15 | 11 ways towards ANTIGONE Zoom-Link |
14h30 - 17h30 |
11 results from the first day Zoom-Link |
19h - 20h30 |
Antigone on 5 German stages zoom-link |
Ngày thứ hai của hội thảo (24.04.2021) - Những vấn đề mỹ học
Chúng ta sẽ xem xét những vở ANTIGONE được dàn dựng gần đây trên cả sân khấu Việt Nam lẫn sân khấu Đức. Chúng ta sẽ xem xét những vở ANTIGONE được dàn dựng gần đây và hỏi xem chúng được thể hiện dưới hình thức nghệ thuật gì hoặc những khuynh hướng mỹ học mà chúng có thể theo đuổi trong tương lai. Chúng ta sẽ mời thêm người trình bày và chia sẻ ý tưởng từ Đức, Thụy Sỹ và Áo theo hình thức online. Ống kính vạn hoa chứa đầy những ý tưởng và hình thức này cuối cùng sẽ gợi hứng cho cuộc thảo luận của các đạo diễn tham gia. Thông qua những thảo luận về vở ANTIGONE, chúng ta muốn nói về tương lai của sân khấu. Nó có thể liên quan tới khoảng chú ý của khán giả, đến những kỹ thuật trong sân khấu hộp đen, đến mối quan hệ giữa trải nghiệm diễn xuất sân khấu thực sự với sự hiện diện của sân khấu trên Internet, và rất nhiều vấn đề khác nữa.
Về các diễn giả
Nguyễn Thị Minh (*1985)
tốt nghiệp Thạc sĩ (2010) và Tiến sĩ (2019) Ngữ Văn tại Đại học Sư phạm THCM và hiện đang giảng dạy tại Khoa Ngữ Văn. Hướng quan tâm chính của bà là nghiên cứu so sánh văn học và điện ảnh từ lý thuyết giới, chủ thể và kí hiệu học. Bà là học giả thỉnh giảng tại University of Oregon (2018), đã tham gia các hoạt động hợp tác, nghiên cứu tại Nhật Bản (2017, 2019) và Mỹ (2017-2020), tham gia tổ chức và trình bày báo cáo tại nhiều hội thảo trong và ngoài nước. Bà là người đầu tiên dịch Hannah Arendt ra tiếng Việt, là người đầu tiên dịch và giới thiệu Judith Butler ở Việt Nam, cũng là dịch giả và đồng dịch giả của nhiều ấn phẩm triết học, nghiên cứu văn hóa, khoa học xã hội. Bà cũng là người đồng sáng lập The Ladder – Không gian học thuật cho cộng đồng, một không gian kết nối, chia sẻ của những người yêu mến tri thức, với mong muốn làm cho các tri thức hàn lâm trở nên gần gũi và đến với tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ ở Việt Nam.
Nguyễn Quyên (*1984)
là đồng sáng lập và chủ biên tạp chí Zzz Review, một tạp chí phê bình văn học online phi lợi nhuận ở Việt Nam, và là biên tập viên cho Việt Nam ở tạp chí văn học Asymptote Journal. Bà tốt nghiệp cử nhân văn chương ở đại học Quốc Gia, Hà Nội vào năm 2006. Bà lấy bằng tiến sĩ văn chương Anh ngữ ở đại học Nanyang Technological University ở Singapore với luận án về James Joyce. Lĩnh vực nghiên cứu mà bà quan tâm bao gồm lý thuyết văn học, James Joyce, văn học Ireland, chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại, dịch thuật học, và văn chương đương đại. Các công trình nghiên cứu của bà đã được in trong sách do nhà xuất Palgrave Macmillan xuất bản. Bà cũng là dịch giả Anh-Việt có hơn 14 năm kinh nghiệm; các bản dịch đã xuất bản của cô bao gồm, “Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình” của Raymond Carver (đồng dịch giả), “Chuộc tội” của Ian McEwan, “Middlesex” của Jeffrey Eugenides.
Kevin Hart (*1982)
là Giảng viên của Đại học Fulbright Vietnam. Trước khi gia nhập Fulbright, ông là giảng viên thỉnh giảng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Trước khi đến Việt Nam, ông tham gia giảng dạy văn chương, khoa học nhân, và hùng biện tại trường Đại học California, San Diego, nơi ông làm luận án tiến sĩ trong lĩnh vực văn học so sánh, cũng như tại trường Đại học Fordham ở New York, nơi ông lấy bằng Thạc sĩ ngành Ngữ văn. Tại Fulbright, ông là điều phối viên chính chịu trách nhiệm phát triển chương trình Nghiên cứu Văn học. Nghiên cứu của ông tập trung vào tiểu thuyết của thế kỷ 20 cũng như sự giao thoa giữa nghiên cứu văn học với nghiên cứu xã hội học, nghiên cứu tự nhiên và các lý thuyết thiết kế kiến trúc. Ông cũng nghiên cứu về lý thuyết dịch thuật và ứng dụng, tập trung vào các tác giả viết bằng tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Pháp. Các công trình nghiên cứu của ông gần đây được đăng trên các tạp chí James Joyce Quarterly, The Journal of Studies in the English Language, và Irish Studies Review. Gần đây ông đã có tham luận trình bày tại Hội nghị của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) Conference cũng như tại Hội nghị của Trường đại học Leuphana University về chủ nghĩa cá nhân trong văn hóa hiện đại. Ông còn tham gia dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre.
Lê Nguyên Long (*1980)
lấy bằng Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nước ngoài năm 2004 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, và hiện đang làm Nghiên cứu sinh, tập trung nghiên cứu tác giả Edgar Allan Poe của văn học Mỹ. Từ 2005 đến nay, ông là giảng viên Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã và đang phụ trách các học phần: "Văn học Hi Lạp - La Mã cổ đại và Phục hưng phương Tây"; “Văn học Bắc Mỹ - Mỹ Latin”, “Nhập môn văn học so sánh”, “Toàn cầu hoá và văn học di dân từ đầu thế kỷ XX đến nay”,… Trong khi chủ yếu giảng dạy và nghiên cứu với tư cách là chuyên gia được đào tạo trong lĩnh vực văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Mỹ, gần đây, ông mở rộng mối quan tâm học thuật của mình tới mối quan hệ giữa Việt Nam và phương Tây từ thời kỳ thuộc địa tới giai đoạn chiến tranh Đông Dương cho đến kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay. Ông quan tâm tới các chủ điểm lí thuyết như lí thuyết hậu thuộc địa, nghiên cứu dịch thuật, lí thuyết chủ thể, và tâm phân học Lacan.
Hoàng Phong Tuấn (*1978)
có bằng Thạc sĩ nghiên cứu văn học tại Đại học Sư phạm thành phố HCM năm 2006 và bằng Tiến sĩ Lí luận văn học tại Đại học Khoa học Xã hội nhân văn 2015. Ông hiện là giảng viên Lí luận văn học tại khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm thành phố HCM. Hướng nghiên cứu chính của ông là văn hoá đại chúng, diễn giải văn học và định chế xã hội. Ông đã xuất bản sách “Văn học, người đọc, định chế” (2017) và một số bài nghiên cứu liên quan đến các vấn đề lịch sử các quy ước và định chế trong tiếp nhận văn học ở Việt Nam, truyền trông đại chúng và viết lại kí ức chiến tranh. Ông hoàn tất dự án ba năm (2018-2021) về nghiên cứu tiếp nhận văn hoá đại chúng Nhật Bản ở Việt Nam do Japan Foundation tài trợ. Các nghiên cứu đang tiến hành liên quan đến ý hệ và tiếp nhận văn học, không gian công và diễn giải văn học ở Việt Nam.
Đỗ Thùy Linh (*1983)
tốt nghiệp Cử nhân văn chương Đại học Massachusetts - Boston và một số khóa học về điện ảnh ở Việt Nam. Bà đã và đang làm việc toàn thời gian hoặc cộng tác với nhiều ấn phẩm Anh ngữ trong nước như VietnamNet Bridge, Thanh Nien News, Tuoi Tre News, Sai Gon Giai Phong News, The Saigon Times Daily, Mon Ngon Vietnam, The Vietnam Literature Review, VNExpress International và The Vietnam News. Bà cũng là một dịch giả tự do và hiện đang tham gia nhóm dịch cuốn Gender Trouble của tác giả Judith Butler cho NXB Phụ nữ.
TS. Trần Kiên (* 1985)
hiện là Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội. Ông cũng là giảng viên tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Giảng viên kiêm nhiệm, Đại học Glasgow, Vương Quốc Anh. Thành viên Hội đồng Khoa học Luật học, NAFOSTED. Ông lấy bằng tiến sỹ và thạc sỹ luật tại Đại học Glasogw, Vương quốc Anh vào các năm 2010 và 2015. Trước đó, ông đã hoàn thành chương trình cử nhân luật chất lượng cao tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 2007. Ông cũng là chuyên gia tư vấn cho nhiều tổ chức trong nước và quốc tế.
TS. Vũ Đức Liêm (*1986)
là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Anh đã tham gia các khóa đào tạo chuyên ngành lịch sử Đông Nam Á và nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Chulalongkorn (Thailand), Đại học Quốc gia Singapore (Singapore), và Đại học Hamburg (CHLB Đức). Chủ đề nghiên cứu chính của anh liên quan tới lịch sử chính trị Việt Nam thời sơ kỳ hiện đại và quá trình toàn cầu hóa sơ kỳ ở khu vực Đông Á-Đông Nam Á. Nghiên cứu của anh đã được xuất bản tại đại học UC Berkeley, Đại học Manchester, Hội nghiên cứu Đông Nam Á của Nhật Bản, NIAS Press (Copenhagen), Bundeszentrale für politische Bildung (BpB, Đức), ISEAS (Singapore)…
Veronika Maurer
học ngành triết học và làm việc tại Nhà hát Burgtheatre với tư cách là trợ lý biên kịch cùng với René Pollesch và Christoph Schlingensief, bện cạnh những tên tuổi khác. Từ năm 2011 đến năm 2014, cô làm việc tại Nhà hát Residenztheater Munich, sau đó tại Nhà hát Schauspielhaus Graz. Từ năm 2015 đến năm 2020, cô đã tham gia diễn kịch tại Nhà hát Volkstheater ở Wien, nơi cô điều hành các tác phẩm sản xuất của Yael Ronen, Robert Gerloff và Jessica Glause, giám tuyển loạt bài thảo luận “Volkstheaterrechner” và một lễ hội nhỏ hàng năm với các màn trình diễn của khách mời từ Đông Âu.
Susanne Traub
là nghệ sĩ kịch, giám tuyển, biên kịch. Cô nghiên cứu sân khấu, triết học và âm nhạc học ở Munich từ năm 1988 đến 1993. Sau đó, cô làm nghề tự do và làm biên kịch cho các nhà hát, lễ hội khác nhau bên cạnh nhiều dự án biểu diễn khác. Cô thường xuyên giảng dạy tại các trường cao đẳng và đại học khác nhau (Arnhem, Bochum, Frankfurt, Leipzig, Munich, Salzburg, Stockholm, v.v.), được giao phó cho dự án nghiên cứu “Khiêu vũ với chính trị và chính trị với khiêu vũ” của Bộ bang Saxon tại Leipzig Dance Archive đến giữa năm 2001. Cô phụ trách chuỗi sự kiện liên ngành mang tên Desired Body (1999) và Moving Thoughts (2000) ở Leipzig và triển lãm Mở màn (2003) về nghệ thuật và khiêu vũ trong sự tương tác tại Kunsthalle Kiel. Năm 2012, cô cũng đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo về sân khấu và khiêu vũ tại bộ phận Văn hóa của Viện Goethe ở Munich. Kể từ năm 2014, cô phụ trách chuỗi chương trình Kiến trúc biểu diễn cho Viện Goethe tại Architecture Biennale ở Venice.
Wanda Golonka (*1958, Lyon)
được đào tạo về múa đương đại tại Trường Folkwang dưới sự hướng dẫn của Rosella Hightower. Sau đó trở thành diễn viên múa ở Pina Bausch. Năm 1985, bà thành lập nhóm NEUER TANZ (tạm dịch: Múa đương đại), do bà điều phối cho đến năm 1995. Từ năm 2001 đến 2009, bà là giám đốc của nhà hát Schauspiel Frankfurt. Từ năm 2013, bà đã dẫn đầu khóa học tiến sỹ về Biên đạo múa tại Trung tâm Múa Liên trường ở Berlin.
Trong các tác phẩm xuyên biên giới giữa khiêu vũ, biểu diễn, âm nhạc và văn bản, bà đề cập đến chất liệu của sân khấu như một trải nghiệm thể chất. Khám phá thẩm mỹ về không gian trông sự nhận thức của cơ thể và thời gian là yếu chính trong sự nghiên cứu của bà.
www.wandagolonka.com