Truy cập nhanh:

Chuyển đến nội dung chính (Alt1) Chuyển đến mục định hướng chính (Alt2)

Hongkong
Sampson Wong, nghệ sỹ

Von Sampson Wong

Sampson Wong © Sampson Wong

TÌNH TRẠNG HIỆN TẠI CÓ GIÁ TRỊ BIỂU TƯỢNG GÌ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ ĐẤT NƯỚC ÔNG?

Khi quan sát bệnh dịch corona ở Hongkong, thành phố nơi tôi lớn lên, hiện vẫn sống ở đó và rất gắn bó với nó, trong đầu tôi nảy ra ba biểu tượng và hình ảnh:

Thứ nhất: tôi nhớ đến những cơn bão liên tục đổ xuống thành phố này.
Thứ hai: tôi nghĩ đến một thực tế là lịch sử Hongkong từ năm 1841, làm năm mà nó thành thuộc địa, luôn gắn liền với các đại dịch. Và thứ ba: tôi nghĩ rằng sự chuyển biến của phong trào phản kháng dai dẳng mà tôi không ngừng tham gia từ tháng 6-2019 là không thể tránh được.

Đại dịch này cho thấy chúng tôi phải đạt tính toàn diện hơn và hướng tới mục tiêu vươn xa hơn khi nghiên cứu những quan hệ phức hợp giữa các đô thị hiện đại và thiên nhiên. Ngoài ra tôi nhớ lại những trận bão gần đây nhất kéo qua thành phố này và bắt tôi phải ở trong nhà. Ở Hongkong người ta đo cường độ gió bão bằng một hệ thống chỉ dấu về cấp độ, trong đó cấp 10 là mạnh nhất. Từ đầu thế kỷ 21 mới chỉ có ba trận bão với gió xoáy cấp 10. Bão Mangkhut hồi tháng 9-2018 lấy đi 133 mạng người ở châu Á. Ủy ban chống bão thậm chí gạch tên nó khỏi danh sách các trận bão vì những ấn tượng chấn động do nó để lại.
Khi cơn bão đó đến Hongkong, thành phố đã có chuẩn bị chu đáo, vì cơn bão Hato năm trước đó đã tàn phá Macau kinh khủng và khiến chúng tôi phải luôn trong tình trạng báo động khi đã chứng kiến hậu quả thảm khốc ở Macau. Dạo ấy tôi ở trong nhà ba hôm liền. Trải nghiệm đó giống hình dung của tôi về biện pháp cấm túc và cuộc chiến chống lại sức mạnh thiên nhiên trong thành phố nhất. Do đó tình trạng ngồi trong nhà mình chờ cơn bão sắp ập tới thành phố là biểu tượng đầu tiên mà tôi nghĩ tới. Và tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh cây cối bị quật ngã khắp nơi trong thành phố hồi mùa thu 2018.

Thứ hai: tôi phải nghĩ đến tình cảnh ở Hongkong hồi 2003 liên quan đến dịch SARS mà tôi tận mắt trải nghiệm, và cách thức hệ thống y tế thành phố trong quá khứ đã xử lý các bệnh dịch như thế nào. Mặc dù SARS là một cuộc khủng hoảng trầm trọng đầu tiên trong thế kỷ 21 liên quan đến một căn bệnh truyền nhiễm, song chỉ một số khu vực trên thế giới bị chịu tác động của nó. Và Hongkong được coi là chấn tâm của bệnh dịch đặc biệt đó. Hồi đó tôi mới 17 tuổi và chập chững tìm hiểu chương trình của trường đại học mà tôi muốn theo học. Những gì trải qua trong biện pháp cấm túc đã trở thành một phần quan trọng trong ký ức của tôi về thời kỳ tiến tới tuổi trưởng thành, có lẽ vì tôi hồi ấy tôi mới thêu dệt vài hình dung về cuộc đời mình trong tương lai. Nhiều nhà phê bình văn hóa và nhà khoa học đại diện cho quan điểm rằng thời kỳ hậu thuộc địa của Hongkong mới chỉ thực sự bắt đầu trong và sau dịch SARS, khi xã hội dân sự bừng tỉnh và bắt đầu công khái phê phán các quan hệ xã hội ở Hongkong trong thời kỳ sau 1972.

Trong khuôn khổ làm bài tốt nghiệp Bachelor trong môn Khoa học Chính trị tôi có dịp nghiên cứu tìm hiểu theo hướng phân tích các sự kiện hồi 2003, và tôi phát triển mối quan tâm đến lịch sử văn hóa xã hội của các bệnh dịch ở Hongkong. Ví dụ tôi tìm được các báo cáo về dịch hạch năm 1894 với ảnh hưởng quan trọng đối với lịch sử thực dân của Hongkong, vì ngày đó chính phủ chịu áp lực phải đánh giá các quan hệ giữa nhà nước và xã hội trong thành phố. Sau này tôi nghiên cứu các khía cạnh văn hóa và chính trị của dịch cúm gà ở Hongkong, vì càng ngày tôi càng tin rằng không kể về lịch sử Hongkong mà lại thiếu các giai thoại về các bệnh truyền nhiễm.

Sự kiện virus corona bùng ra đúng vào một giai đoạn đặc biệt của Hongkong: một phong trào chính trị vô tiền khoáng hậu, sục sôi hơn bảy tháng liền, từ tháng 7-2019, đang đi vào một cửa hẹp. Do đó mà tất cả những ai trong hàng ngũ chúng tôi, những người dốc toàn bộ năng lượng của mình vào phòng trào phản kháng này, sẽ khắc sâu sự kiện đại dịch bùng phát như một sự ngừng trệ tạm thời trong ký ức. Xét về cách xử lý chính trị đối với đại dịch, chúng tôi ở Hongkong đối mặt với một hoàn cảnh đặc biệt. Từ trung tuần tháng Giêng 2020 nhiều người trong chúng tôi tuyệt vọng vì ngừng phản kháng. Sự kiện virus corona bùng nổ sẽ đi vào lịch sử Hongkong trên hết như sự gián đoạn xung đột bạo lực giữa cảnh sát (tức chính phủ) và người dân thành phố.

ĐẠI DỊCH SẼ THAY ĐỔI THẾ GIỚI RA SAO? ÔNG NHẬN THẤY HỆ QUẢ DÀI HẠN NÀO CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG?

So với nhiều người hiện đang có xuất phát điểm là sau cuộc khủng hoảng này không thể tránh khỏi các chuyển biến về hệ thống, cá nhân tôi thiên về hướng bi quan hơn. Tôi phỏng đoán là chủ yếu sẽ có mong ước quay về tình trạng “bình thường“ và các cuộc khủng hoảng sẽ theo cách này mà phát triển thành một đặc điểm lâu dài của thời đại chúng ta. Con người sẽ quen dần với những gián đoạn liên tục, chứ không cảm thấy một động lực phải cải cách cái gì đó mà họ vẫn cảm nhận là “bình thường“. Do vậy sau cuộc khủng hoảng này các cuộc tranh luận sẽ chủ yếu xoay quanh câu hỏi làm thế nào để đối phó với các xáo động lớn trong tương lai.

Theo tôi, hậu quả dài hạn của đại dịch này chủ yếu sẽ thể hiện trong hai lĩnh vực chủ chốt. Thứ nhất: việc chia tách và cải cách hệ thống đại học lẽ ra phải làm từ lâu, nay sẽ diễn ra, nhưng không ai có thể đoán chắc về lâu dài nó sẽ đi theo hướng nào. Trong thập kỷ vừa qua nhiều trường đại học ngả về hướng E-Learning, và hôm nay có thể chúng ta lại phải tăng cường đánh giá mới hơn bao giờ hết giá trị của cách dạy mặt đối mặt. Cá nhân tôi hy vọng sau bệnh dịch này chúng ta lại quay về cách dạy và học mặt đối mặt và nhận ra giá trị vô cùng lớn của phương pháp đó.

Thứ hai: những người lãnh đạo trong bộ máy cai trị độc đoán của Trung Quốc đã đạt một sự phát triển quyền lực không sao cản nổi trong thập kỷ vừa qua, nay đối đầu với những thách thức toàn diện. Người dân toàn thế giới sẽ không quên chính quyền Trung Quốc đã góp phần quyết định ra sao vào nỗ lực che đậy và kiểm duyệt, khiến đại dịch này phát triển được thành một vấn đề toàn cầu. Dự án tân đế quốc mang tên “Một vành đai, một con đường“ với mục đích mở rộng các tuyến thương mại liên lục địa nối Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với hơn sáu chục quốc gia khác chắc chắn sẽ được người ta nhìn bằng cặp mắt khác sau khủng hoảng này.

CÁI GÌ KHIẾN ÔNG HY VỌNG?

Từ đầu năm 2020 tình hình Đài Loan khiến tôi rất hy vọng. Chính quyền của bà tổng thống Thái Anh Văn mà người dân Đài Loan hồi tháng Ba vừa ấn định đã cũng người dân trong khu vực cho thế giới thấy một cộng đồng nhân văn và văn minh có thể mang gương mặt nào trong những thời kỳ rối ren. Các công dân đã bắt tay vào trận chiến chống virus corona một cách điềm tĩnh và với nhiều tinh thần cộng đồng, và ở đây cách xử sự đầy nhân bản với tất cả mọi người được hiểu là một tất yếu xã hội.

Tương tự như thế, nữ thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern thể hiện tài thu phục lòng ngườ và tầm nhìn xa – không chỉ trong mối liên quan đến các biện pháp y tế công, mà cả trong cách xử trí kéo dài đã một năm để vực dậy đất nước từ cuộc khủng bố cực hữu đánh vào hai nhà nguyện Hồi giáo ở Christchurch.

Hai cộng đồng hưởng lợi từ phong cách lãnh đạo đáng khâm phục của người cầm quyền và mang nặng dấu ấn đạo đức cộng đồng đem lại cho tôi hy vọng. Họ cho chúng ta thấy tinh thần đoàn kết và sự gắn bó lẫn nhau vẫn có đất sống trong những thời khủng hoảng.