Truy cập nhanh:

Chuyển đến nội dung chính (Alt1) Chuyển đến mục định hướng chính (Alt2)

Kigali
Assumpta Mugiranzea, Nhà xã hội học

Von Assumpta Mugiraneza

Assumpta Mugiraneza © Assumpta Mugiraneza

SỐNG NHƯ TA LÀ TOÀN CẦU HOÁ VÀ TỰ DO SUY TƯ VỀ NÓ.

Có thông tin, để sống như một công dân tự do... Trên internet tôi có thể tự do chọn nguồn thông tin cho mình. Chủ yếu tôi quyết định chọn các đài phát thanh France Inter và France Culture cũng như các tờ báo trực tuyến (trừ Facebook, WhatsApp, Twitter và Instagram là những thứ lạm dụng từ ngữ để được coi là mạng xã hội). Từ các nguồn trên tôi nghe nói đến sự tồn tại một virus mới từ Trung Quốc, không mấy bất ngờ ở thời điểm cuối đông.

Tin này được lặp đi lặp lại. Một không khí căng thẳng dần hình thành, có thể nhận ra trong phát biểu của các chính khách, một số chính khách dùng nó để nhắm đến chút ít tính dân tuý trong các cử tri của họ, trong khi những người khác ngập ngừng và không biết làm cách nào thể hiện ý kiến của mình mà không lộ ra lòng thương hại. Một vài chính khách phát ngôn cũng dễ hiểu và không nhằm tạo tin giật gân. Họ nghiêm túc cung cấp các kết quả quan sát, phân tích và cảnh báo, để tôi có thể hiểu được ý họ.

Hồi ấy tôi đang có kế hoạch lưu trú ở châu Âu vào cuối tháng Ba, và tôi đặt sẵn một chỗ ở đẹp. Chậm nhất vào ngày 14 tháng Hai tôi phải trả tiền đặt chỗ. Tôi nhận thấy mình nghi ngại. Tôi không thể hình dung ra chuyến đi nữa, cứ như rốt cục các thông tin đã thuyết phục tôi là đang có một cuộc khủng hoảng. Tôi kể cho hai con tôi sống ở Pháp về mối đe dọa, không định làm chúng lo lắng, tôi mạnh dạn gọi đúng tên sự việc và dặn chúng hãy bảo trọng. Phát điên lên hay nhắm mắt lờ đi đều không có ích gì. Cách duy nhất để đương đầu với cuộc khủng hoảng là không rời khỏi nhà.

TỔ CHỨC TUẦN LÀM VIỆC ĐẦU TIÊN, TRONG KHI KIGALI RƠI VÀO TÌNH TRẠNG SỢ HÃI

Trung tâm IRIBA Center tập trung thực hiện các biện pháp phòng ngừa và tiếp tục mở cửa, cung cấp và điều hành một diễn đàn làm nơi thảo luận và tranh cãi, nhằm trấn an, giữ không khí nghiêm túc, thu hút sự chú ý và tìm ra một lập trường cân bằng. Tình hình có thể sẽ gay cấn lên, nhưng Trung tâm IRIBA Center không thể đóng cửa mà không thông báo. Đặc biệt phải thông báo cho thanh thiếu niên – đó là những người đến gặp nhau dưới mái nhà của Trung tâm để bàn về nhiều vấn đề phức hợp của mình. Tôi tiếc là không tổ chức được nhiều cuộc gặp gỡ hơn để chuẩn bị tinh thần cho mọi người về biện pháp hạn chế ra khỏi nhà. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, cần có chiến lược mua sắm. Chúng tôi cần đủ số lượng thẻ nạp sim điện thoại cho vài trăm tin nhắn SMS và gọi điện. Mặc cho virus lan khắp toàn cầu, vẫn phải giữ vững liên lạc và có mặt khi ai đó cần và theo sát giờ học từ xa của hai con. Chúng tôi cũng nhau xem phim và nghe nhạc, có thế thời gian mới qua mau.

SUY TƯ VỀ THỜI ĐẠI CHÚNG TA VÀ BIẾN NÓ THÀNH CỦA MÌNH

Quốc tế hoá, toàn cầu hoá – nghe suốt ngày mấy khái niệm ấy, nhưng hiếm khi chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa và những biểu hiện thực tế của chúng. Thời chúng ta ít suy tư về các diễn biến trên thế giới. Đã từ lâu đến lúc phải phát triển các công cụ thích hợp để đánh giá các vấn đề phát sinh từ toàn cầu và tác động của các công nghệ thông tin mới vào cuộc sống của chúng ta.

Thế giới của chúng ta đã mở ra, và quá trình này sẽ không thể bị chặn lại. Sự mở cửa là một cải thiện có ý nghĩa cao hơn các suy tính lợi nhuận. Kỷ nguyên cửa chúng ta đã đem lại sự sụp đổ của Bức tường và sự phân rã các khối chính trị ngày xưa (Đông và Tây), chúng ta nhận được khả năng truy cập thông tin tự do và có thể nói là không bị giám sát, và nếu một con virus cắt xén được sự tự do của chúng ta, thì trước tiên vì có nhiều kênh thông tin quá.

Nếu chúng ta tư duy và hành động một cách đa hướng khi đi tìm sự bổ trợ lẫn nhau và tinh thần đoàn kết, chúng ta có thể gìn giữ các không gian tự do đã giành được và chiến thắng con virus này và con tiếp theo. Niềm hy vọng nằm trong tư duy tự do.

VÀ RWANDA TRONG THỜI BUỔI KHÓ KHĂN NÀY?

Ai nói về Rwana trong thời gian từ tháng ba đến tháng Tư, sẽ phải sẵn sàng đối đầu với một điểm đặc biệt của đất nước này. Trong Kinyarwanda, ngôn ngữ của Rwanda, thời gian ấy được gọi là Mata – Tháng của Sữa – và tháng ấy đã trở thành Tháng của Máu. Bầu trời dường như nặng lên và sà xuống thấp hơn, cứ như sắp sập xuống và tan ra thành những giòng nước mắt vô tận. Nó định rửa sạch Rwanda chăng? Đối với chúng tôi ở Rwanda đó là một thử thách bổ sung, khi chúng tôi trải qua Tuần mặc niệm từ 7-4 đến 13-4 kỷ niệm cuộc diệt chủng nhằm vào người Tutsi hồi 1994 trong thời gian cấm túc. May sao, cuộc sống luôn chiến thắng và những người bạn còn nhớ lại hồi ấy sẽ luôn là nguồn trợ lực tốt nhất chống lại cảm giác cô đơn sâu sắc từng chế ngự chúng tôi trước ngày 7-4. Chúng tôi vẫn luôn tự hỏi, vì sao chuyện đó có thể xả ra... Và, như một nữ thi sĩ Rwanda hồi 1994 đã thể hiện rất trúng đích: “Bạn sẽ vĩnh viễn tự đặt cho mình câu hỏi này mà không bao giờ tìm ra câu trả lời.“ Cho đến 4-7 chúng tôi triển khai ba tháng hồi ức. Cuộc chiến chống COVID-19 sẽ còn tiếp diễn đối với tất cả mọi người, những mỗi ngày sẽ có một người từ Rwanda với cảm giác đánh mất nền đất dưới chân mình: “Hôm nay là ngày người ta giết mẹ tôi, cha tôi, anh tôi, chị tôi, vợ tôi, chồng tôi, và tôi.“ Nỗi bất hạnh không thể nói ra lời sẽ được thể hiện như vậy đấy, và với nỗi bất hạnh ấy người Rwanda sẽ cảm thấy rất cô đơn trong thời gian cấm túc, quãng thời gian vốn chẳng có ý nghĩa gì trước bối cảnh ấy. “Lần này tất cả ở nhà, nhưng không có ai đến để giết ta, ta ở trong nhà ta, ta không bị truy đuổi, ta thậm chí có thể đi qua đường mà không ai kích động lũ sát nhân – igitero – ra tay như hồi 1994.“ Con số mới về người chết do COVID-19 được để theo dõi, và nó nhắc nhở ta rằng, cả ttâmhế giới “chỉ có“ chừng ấy người chết vì COVID-19 như trung bình số người Rwanda bị giết trong một tuần hồi mùa xuân 1994.

Ngày mà chúng ta lại được phép ra ngoài... Đa số dân Rwanda trải qua những ngày cấm túc như một chỉ thị của chính phủ mà người ta phục tùng, các phương tiện truyền thông nhắc nhở và cảnh sát giám sát việc thực hiện. Ai cũng nói: “Xong tất cả mấy vụ này thì ta lại được phép ra ngoài“. Có nhiều hình dung khác nhau về thời hậu khủng hoảng.
  • Liệu chúng ta sau khi bỏ cấm túc sẽ lại có thể sống như trước? Có thể nó nhắc ta nhớ đến một khởi đầu mới sau 1994, tất nhiên không có người chết.
  • Liệu sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng với giá thực phẩm bùng nổ? Đối với tất cả những gì được sản xuất tại dịa phương, có lẽ sẽ cung nhiều hơn cầu, nhưng những gì phải nhập từ ngoài vào có lẽ sẽ đắt gấp đôi, mặc dù một người Rwanda trung bình không có tiền mua mấy thứ đó.
  • Chúng ta có thể đến nhà thờ mà bình thường vẫn chặt ních? Liệu ở đó sẽ có nhiều người hơn hay ít người hơn? Nhà nước sẽ hành xử ra sao?
  • Việc học trò quay lại trường sẽ được tổ chức như thế nào? Phụ huynh không có tiền, mặc dù vậy học phí có lẽ bị tăng, trước tiên vì phải khử trùng toà nhà và vườn tược trong trường! Chắc chắn Rwanda phải học lại năm học này một lần nữa. Nhưng kết quả năm nay được đánh giá như thế nào?
  • Người Rwanda sẽ quay lại với các giá tri cũ của mình. Thay vì dành nhiều thời gian cho các thương vụ – shuguri – khác nhau, chúng ta sẽ giành thì giờ cho gia đình (trước tiên là cho trẻ con), đi gặp bạn bè, thăm hỏi lẫn nhau. Chúng ta sẽ lại hiểu ra ý nghĩa của cộng đồng.
Liệt kê trên không đầy đủ. Cũng phải dự đoán là con người muốn trở lại làm việc sớm như có thể, nhất là những công việc phát sinh theo nhu cầu không thường xuyên nhưng đem lại miếng ăn. Thợ làm tóc, lái xe ôm, công nhân vệ sinh đường phố, công nhân xây dựng, nhân viên bán hàng v.v. đợi ngày chính phủ cho mở cửa hàng và cho phép đi lại. Họ không muốn chết đói. Nhưng chắc chắn không phải tất cả sẽ lại có lương như ngày xưa. Ai là người chăm sóc đến họ? Và ai chăm sóc đến những người không còn công việc làm thêm? Rất có thể sẽ nảy sinh căng thẳng giữa chủ lao động và người lao động, vì không ai muốn bị biện pháp cấm túc làm ảnh hưởng tệ hơn so với người khác.

Xét về chính sách xã hội, trong thời gian cấm túc mọi người có đủ thì giờ suy nghĩ về tình cảnh của mình ở các vùng đô thị của Rwanda. Có các vấn đề và suy tính cần được phát biểu, trao đổi và bàn luận. Sẽ đáp ứng nhu cầu đó như thế nào?

Việc công khai phát biểu ý kiến dường như giậm chân tại chỗ, nó không nổi bật, không phong phú đa dạng, cũng có tình trạng trùng lặp ở nhiều mặt bằng khác nhau. Hiện trạng đó đặt ra câu hỏi về sự trưởng thành của xã hội Rwanda, nhất là của xã hội dân sự. Lần đầu tiên từ mấy thập kỷ nay xã hội Rwanda “cùng nhau“ đối đầu với một cuộc khủng hoảng mà trong đó tất cả các nhân tố đều đến từ bên ngoài. Sẽ phải phân tích chính xác hơn, liệu điều đó có làm thay đổi và thay đổi ra sao nhận thức về chính mình, nhận thức về nước mình, quan hệ với các láng giềng (26 năm sau cuộc diệt chủng giữa các láng giềng), quan hệ giữa công dân và quốc gia, giữa cá nhân và cấu trúc thể chế. Có thể cũng phải phân tích chính xác hơn cách nhìn nhận về toàn cầu hoá và các quan hệ quốc tế, nhất là trong mối liên quan đến thanh niên. Trước đó đã có các ý tưởng gần như cổ hủ như đoàn kết, phụ thuộc lẫn nhau, cộng đồng v.v. nay phải được đưa vào mối tương quan với tự do, độc lập và chủ nghĩa cá nhân. Tự do của mỗi công dân Rwanda riêng lẻ phải được đem ra tranh luận theo nghĩa của công cuộc số hoá và nghiên cứu sâu hơn theo cách hiẹn đại, cần được tranh luận về vị thế của công dân.

Bội thực thông tin và tin nhảm, chủ nghĩa dân tuý, thuyết âm mưu và tin đồn thất thiệt các loại đóng một vai trò quan trọng trong không gian ảo thời cấm túc. Cần theo dõi các tác động của nó đối với cuộc sống sau COVID-19. Nên suy nghĩ về các phương cách làm giảm thiểu những “tri thức nhảm“ và khả năng cung cấp cho xã hội các nguồn thông tin khách quan. Ở đây cần chủ động tiếp xúc với người dân. Việc tái khai trương trường học cần đi đôi với các thông báo được trình bày bởi các cá nhân có tinh thần trách nhiệm cao. Những cá nhân đó cần có năng lực tiếp cận vấn đề trong ngữ cảnh của một thế giới ở những năm đầu cuộc cách mạng kỹ thuật số.