Xã hội hiện đại giai đoạn cuối sản sinh ra những điểm độc nhất, những đơn thể. Nó không chỉ tập trung vào cái chung, cái cơ bản và trung bình mà còn thúc đẩy và mong đợi tính độc nhất. Mọi thứ, mỗi cá nhân, sự kiện, địa điểm hay cộng đồng – tất cả đều muốn trở nên đặc biệt. Kết quả là một cuộc chạy đua giành sự chú ý và đánh giá để có thể nhận danh hiệu độc nhất, hay còn gọi là "Singularität". Có người thắng và có kẻ thua. Những công nghệ kĩ thuật số như các nền tảng truyền thông xã hội hay điện thoại thông minh chính là những điều kiện cần cho quá trình này. Trong bài thuyết trình về xã hội của các đơn thể Andreas Reckwitz đặt ra câu hỏi: Trong chừng mực nào có thể giải thích số hóa là cơ chế của xã hội với tính độc nhất và hậu quả của nó là gì?
Andreas Reckwitz là giáo sư về Xã hội học văn hóa so sánh tại Đại học Châu Âu Viadrina. Các công trình của ông là những nghiên cứu xã hội học quy mô lớn về các xu hướng xã hội như chủ thể hóa, thẩm mỹ hóa hay đơn lẻ hóa. Những cuốn sách mới nhất của ông là Die Erfindung der Kreativität (Sự ra đời của sáng tạo) (Suhrkamp 2012) cũng như Ästhetik und Gesellschaft (Thẩm mỹ học và xã hội) (Suhrkamp 2015) và cuối năm 2017 là cuốn Die Gesellschaft der Singularitäten (Xã hội của những đơn thể) (Suhrkamp), trong đó số hóa được được xem như động lực của những phát triển xã hội. Năm 2019 ông nhận được giải thưởng Gottfried Wilhelm Leibniz của Quỹ nghiên cứu Đức.