Truy cập nhanh:

Chuyển đến nội dung chính (Alt1) Chuyển đến mục định hướng chính (Alt2)

Công việc hiện đại trong thư viện
"Chúng tôi cần những loại hình nhân viên khác nhau"

Tương lai của thư viện
Tương lai của thư viện | © raumlaborberlin thực hiện theo yêu cầu của các dự án văn hóa Berlin

Nhân sự của thư viện hiện đại thường được mong muốn phải là một đội chuyên gia trong các lĩnh vực số hóa, hội nhập và nhận thức về sự tham gia của tất cả mọi người. „Nhưng sẽ không công bằng, nếu đòi hỏi mỗi người phải học tất cả“, Nate Hill từ Hội đồng thư viện Metropolitan New York (Metropolitan New York Library Council) nói.

Von Samira Lazarovic

Ông Hill, ông là giám đốc điều hành Hội đồng thư viện Metropolitan New York. Chính xác đó là một tổ chức nào?
 
Hội đồng thư viện Metropolitan New York, cũng thường được gọi là METRO, có lẽ là có một không hai. Chúng tôi là một hiệp hội chuyên ngành thư viện, bảo tàng lưu trữ v.v.v. ở New Yorrk và vùng Westchester County, chuyên giúp đỡ các thủ thư giỏi giang hơn, hiệu quả hơn và đổi mới hơn thông qua quan hệ hợp tác. Chúng tôi cung cấp tất cả, từ dịch vụ cung cấp sách đến các chương trình học.
 
Ông có thể nêu một ví dụ không?
 
Được Sở công nghệ tài trợ, chúng tôi đã xây dựng một chương trình đào tạo bồi dưỡng trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu và an toàn trên Internet và mỗi một thư viện ở New York đều có thể cử một người tham gia mỗi khóa. Như vậy chúng tôi đã đào tạo bồi dưỡng được hàng trăm thủ thư. Ví dụ như trong tương lai, nếu ai đó đến một thư viện và thấy bất ổn vì một cái gì đó trên Smartphone của mình mà bản thân không lý giải được, thì ở thư viện sẽ có nhân viên giúp đỡ được người đó.
 
Chúng tôi cũng có một phòng thí nghiệm cho những ai muốn tìm hiểu nhiều hơn về số hóa và chuyển đổi dữ liệu từ những định dạng cũ. Tại đó có những trang thiết bị Audio và Podcasting, cũng như vố số băng từ cũ – có thể nói là đồ cổ. Chúng tôi cũng làm việc về siêu dữ liệu và phát triển phần mềm. Ví dụ như Hội lịch sử New York đã đặt hàng chúng tôi xây dụng một hệ thống quản lý số hóa các bộ sưu tập sách của thư viện của họ.
 
Công chúng của chúng tôi rõ ràng là nhân viện thư viện. Các chương trình của chúng tôi phải rất chủ đích hướng đến những nhu cầu đặc biệt của họ. Và thường thì rất khó thiết kế được các chương trình này cho phù hợp và áp dụng được trong nhiều tổ chức khác nhau, vì tất cả các thủ thư đều làm việc rất khác nhau.
 
Ông tổ chức những chương trình này như thế nào?
 
Chúng tôi có 14 nhân viên tuyệt vời. Tuy vậy không thể tìm được tất cả những kỹ năng chuyên môn này trong đội của chúng tôi. Thế là chúng tôi sử dụng mạng lưới hội viên của mình, để tìm ra các chuyên gia. Nếu bạn coi trường Đại học Colombia và thư viện MoMA là hội viên của mình, thì bạn có một nguồn kỹ năng đặc biệt trong tay và phải sử dụng nó.
 
Tôi cần những kỹ năng nào để làm việc như một thủ thư hiện đại?
 
Đó là một thách thức, vì những dịch vụ cho đến nay liên kết mọi người với thư viện vẫn tiếp tục được đòi hỏi. Mọi người đến thư viện để nhận được sách và những khuyến nghị. Như vậy chúng ta phải làm tất cả những việc đó và đồng thời phải đảm nhận những vai trò to lớn mới. Tuy nhiên người ta không thể chờ đợi là nhân viên thư viện phải học ngày càng nhiều việc hơn. Vì thế tôi tin rằng, chúng ta cần nhiều loại hình nhân viên khác nhau. Điều đó nghe có thuyết phục không?

Nhân viên thư viện phải là người có bản tính muốn tìm kiếm những thách thức mới.

Chắc chắn rồi. Khi theo dõi theo cuộc tranh luận trong những năm qua tôi cũng ngạc nhiên là các thủ thư bên cạnh công việc thường nhật của mình, vẫn có thể là các chuyên gia về các chủ đề số hóa, hội nhập và nhận thức về sự tham gia của tất cả mọi người.
 
Đúng vậy phải không? Tôi nghĩ rằng, một trong những tính cách quan trọng nhất thủ thư phải có là sự tò mò. Một mối quan tâm của bản thân đến quá trình học tập suốt đời. Đồng thời sẽ là không công bằng, nếu đòi hỏi ai đó tuyệt đối phải học tất cả mọi thứ. Như vậy trường hợp lý tưởng là nhân viên thư viện cần phải là người có bản tính muốn tìm kiếm những thách thức mới.
 
Tuy vậy vẫn còn một loạt các công nghệ mới ngoài kia: trí tuệ nhân tạo, công nghệ tương tác thực tế, Robotic. Theo ông, công nghệ nào trong số đó sẽ trở nên quan trọng đối với thư viện?
 
Thư viện đóng một vai trò quan trọng trong hạ tầng cơ sở công cộng và xã hội đến mức không có một công nghệ nào hoặc thành phần nào của cuộc sống hiện đại lại không tồn tại bằng một cách nào đó trong thư viện. Một thư viện tốt là một tấm gương phản chiếu cộng đồng của thư viện đó và thế giới vào thời điểm hiện tại.
 
Nhưng tuy vậy, theo ông, cái gì là „điều lớn lao tiếp theo“ trong các thư viện công cộng?
 
Trong mười năm qua trong cuộc sống nghề nghiệp của tôi mọi người đã luôn luôn tự hỏi, công nghệ đột phá tiếp theo sẽ là công nghệ gì? Đó là những câu hỏi như: chúng ta sẽ làm gì Chúng ta làm thế nào để phù hợp? Liệu có còn sách nữa không? Google sẽ ra sao? Trí tuệ nhân tạo sẽ ra sao?
 
Một điều khiến tôi thật sự hạnh phúc liên quan đến tình hình hiện tại của thư viện – và thật không may là nó lại liên quan đến tình hình khó khăn trên toàn cầu – là tôi đã thấy được trong vài năm trở lại đây cách mà người ta vượt qua kiểu câu hỏi này. Theo quan sát của tôi thì cho đến nay với tư cách là một ngành nghề chúng ta đã suy nghĩ trên tình thần xây dựng hơn về việc, chúng ta xử lý những chủ đề như chia sẻ thông tin, bình đẳng cả trong nghiên cứu v.v.v. như thế nào. Mọi người ít quan tâm hơn đến việc đặt câu hỏi quảng cáo về đồ chơi công nghệ nào sẽ xuất hiện tiếp theo. Tôi đi trệch câu hỏi của ông một chút, nhưng tôi thực sự phấn khởi là tôi có thể làm được điều đó!
 
Nate Hill Nate Hill | Ảnh (trích ảnh): nguồn ảnh cá nhân của Nate Hill Nate Hill

Nate Hill là giám đốc điều hành Hội đồng thư viện Metropolitan New York (Metropolitan New York Library Council). Tháng 6/2015 ông ra nhập METRO, trước đó ông là phó giám đốc thư viện công cộng ở Chattanooga. Năm 2012 Tạp chí thư viện vinh danh ông là một „Mover and Shaker“ (nhân vật có nhiều ảnh hưởng). Từ thời niên thiếu thư viện đã là nơi ông thích đến nhất.

    Chức năng bình luận đã bị khóa.
  • Bình luận