Lời mời tham dự
-r-e-t-e-l-l-m-e- : Ký họa thời gian

HAN Projekt -r-e-t-e-l-l-m-e- Sketches of eras 1500 © Goethe-Institut Hà Nội

Khuyến khích người trẻ Việt Nam và quốc tế tìm hiểu ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam trên tinh thần phản biện, qua các hình thức sáng tạo và nghệ thuật.
Dự án “r-e-t-e-l-l-m-e-” do Goethe-Institut Hà Nội và Vietnam Global Outreach (V.GO) phối hơp thực hiện đã trở lại trong năm 2024 với đề tài “Ký họa thời gian“. Trên tinh thần phản biện, dự án đặt mục tiêu khuyến khích người trẻ Việt Nam và quốc tế tìm hiểu chủ nghĩa thực dân cũng như ảnh hưởng sâu rộng của chúng lên các giá trị thẩm mỹ và văn hóa ngày nay tại Việt Nam – thông qua các hình thức sáng tạo và nghệ thuật, cụ thể là phim và tour kiến trúc.

Chương trình được thiết kế dành cho các bạn trẻ Việt Nam và quốc tế tuổi từ 18-26, cũng như các khán giả đại chúng có quan tâm đến văn hóa và kiến trúc Việt Nam. Các bạn trẻ là người dân tộc thiểu số hoặc từ các nhóm thiểu số khác (trong đó có người khuyết tật) được khuyến khích đăng kí tham gia.

Các hoạt động sẽ diễn ra tại nhiều địa điểm có bề dày lịch sử tại miền Bắc Việt Nam, cụ thể là Hà Nội, Phố Hiến và Hải Phòng. Dự án sẽ diễn ra từ tháng 9-tháng 11 năm 2024.

Đối tượng tham gia

  • Thanh niên Việt Nam và quốc tế: 18-26 tuổi đang sinh sống và làm việc/học tập tại Hà Nội
  • Yêu cầu: Tiếng Anh nghe nói tốt (tương đương với trình độ IELTS 6.5 trở lên). Có tinh thần học hỏi, năng động và yêu thích chủ đề của dự án. Sẵn sàng cam kết tham gia đầy đủ thời gian các sự kiện được yêu cầu theo lịch trình của dự án (Vui lòng đọc kỹ phần Các hoạt động chính & Lịch trình tham gia).
  • Số lượng: 20 người
  • Ưu tiên: Các thanh niên nhóm thiểu số và dễ bị tổn thương (Chương trình mở cho nhóm các bạn trẻ câm điếc và sinh viên dân tộc thiểu số). Các thành viên V.GO.

Các hoạt động chính & Lịch trình

  • 04/09 – 22/09
Tuyển và phỏng vấn thành viên tham gia
  • 29/09 (9:00 – 17:00 Chủ Nhật)
Buổi định hướng, làm quen, tạo nhóm và chuẩn bị cho dự án.
  • 12/10 – 13/10 (9:00 – 17:00 Thứ Bảy & CN)
Tập huấn kỹ năng. Bao gồm các buổi tập huấn và chia sẻ kiến thức về chủ đề hậu thuộc địa, kiến trúc trong và sau thời kỳ thuộc địa cũng như kỹ năng cơ bản về sáng tạo video và nội dung, kỹ thuật phỏng vấn, thu thập thông tin và thiết kế tour văn hóa.
  • 14/10 – 30/10
Tham gia 03 workshops chuyên đề (02 tiếng/workshop).
Thực hiện bởi chính các chuyên gia tham gia tập huấn. Các workshop cung cấp thêm cho người tham gia kiến thức, cách thức và các ví dụ mẫu tập trung vào kiến trúc của Việt Nam trước và sau thời kỳ thuộc địa, cũng như bối cảnh hậu thuộc địa ở Việt Nam.
Workshop là sự kết hợp của kiến thức về kiến trúc và nghệ thuật kể chuyện qua những thước phim hoặc tour văn hóa
  • 14/10 – 20/11
Người tham gia sẽ được chia thành 03 nhóm, mỗi nhóm lựa chọn Hà Nội, Phố Hiến, hoặc Hải Phòng để thực hiện khảo sát, nghiên cứu và quay video.
Mỗi nhóm sẽ có sự đồng hành và hỗ trợ về kỹ thuật và nội dung từ các cố vấn chuyên gia trong quá trình xây dựng, thiết kế và thực hiện tác phẩm của nhóm (Các chuyến đi này sẽ do nhóm chủ động thu xếp trong khoảng thời gian quy định và thực hiện dưới sự hỗ trợ kinh phí từ ban tổ chức).
Các nhóm sẽ có 02 buổi coaching với chuyên gia về nội dung kiến thức kiến trúc và kỹ thuật làm video (Do nhóm và chuyên gia quyết định thời gian). 
  • 20/11 – 30/11
Tổ chức 02 tour văn hóa (cho 15 – 20 khách Việt Nam và Quốc tế) đến 2 trong 3 địa điểm kể trên, kết hợp với buổi thảo luận, trình chiếu tác phẩm do các nhóm tham gia dẫn dắt. Các chuyến đi này sẽ do nhóm chủ động thu xếp trong khoảng thời gian quy định và thực hiện dưới sự hỗ trợ kinh phí từ ban tổ chức.
  • 01/12 (9:00 – 17:00 CN)
Đánh giá và tổng kết cuối chương trình

Các chuyên gia

Liên hệ

Đối tác