T7, 24.04.2021, 14h00 - 21h30
Để đào sâu thêm những lớp nghĩa tiềm tàng trong việc diễn giải vở kịch “ANTIGONE” cho sân khấu Việt Nam

Symposium: Antigone
© Goethe-Institut Hanoi

Antigone | Hội thảo thứ 2
Hợp tác với ZzzReview.

Vở kịch “Antigone” được Sophocles viết vào thời Hy Lạp cổ đại cách đây khoảng 2462 năm. Đây có vẻ như là một khoảng thời gian rất dài. Nhưng thật ngạc nhiên là nhiều khía cạnh của vở kịch này vẫn còn đáng để người ta suy ngẫm ngay cả trong xã hội Việt Nam đương đại.

Chẳng hạn có những sự tương đồng giữa Antigone với những nữ anh hùng trong lịch sử cũng như sự tương đồng của vở “Antigone” với “Truyện Kiều”. Một hình tượng nhân vật nữ mạnh mẽ, đứng ra gánh vác lấy việc mà nàng cho rằng cần phải làm ở thời điểm khủng hoảng, cùng với những quan niệm về tôn giáo, nghiệp quả, cũng như những suy tư về chuyện thế nào là một cuộc đời đúng đắn trong lẽ công bằng và phẩm giá.

Xin mời các đạo diễn sân khấu, các nhà biên kịch, các tác giả truyện tranh, các nhà phê bình/dịch giả, các họa sĩ thiết kế sân khấu cũng như những nhà hoạt động đấu tranh cho bình đẳng giới đăng ký tham gia cuộc hội thảo. Hãy cùng nhau ngắm nhìn viên ngọc quý này của văn chương châu Âu cũng như văn chương Thế giới và tìm hiểm xem làm thế nào để khán giả quan tâm tới việc đọc vở kịch này hoặc việc thưởng thức nó trên sân khấu.

Ngày đầu tiên của hội thảo (23.04.2021) - DIỄN GIẢI ANTIGONE
Chúng ta sẽ chỉ ra một số phương pháp tiếp cận khả dĩ trong việc diễn giải ANTIGONE. Từ lịch sử văn hóa Việt Nam có những nhân vật sự tích nào tương tự với ANTIGONE? Vai trò và hình ảnh của người phụ nữ được truyền tải trong ANTIGONE như thế nào? ANTIGONE khác với TRUYỆN KIỀU ở điểm nào? Tại sao ANTIGONE lại phải chết? Những chủ đề khác nào ẩn trong tác phẩm văn chương thế giới này có thể được giải mã trong bối cảnh hiện tại?

Ngày thứ hai của hội thảo (24.04.2021) - Những vấn đề mỹ học
Chúng ta sẽ xem xét những vở ANTIGONE được dàn dựng gần đây trên cả sân khấu Việt Nam lẫn sân khấu Đức. Chúng ta sẽ xem xét những vở ANTIGONE được dàn dựng gần đây và hỏi xem chúng được thể hiện dưới hình thức nghệ thuật gì hoặc những khuynh hướng mỹ học mà chúng có thể theo đuổi trong tương lai. Chúng ta sẽ mời thêm người trình bày và chia sẻ ý tưởng từ Đức, Thụy Sỹ và Áo theo hình thức online. Ống kính vạn hoa chứa đầy những ý tưởng và hình thức này cuối cùng sẽ gợi hứng cho cuộc thảo luận của các đạo diễn tham gia. Thông qua những thảo luận về vở ANTIGONE, chúng ta muốn nói về tương lai của sân khấu. Nó có thể liên quan tới khoảng chú ý của khán giả, đến những kỹ thuật trong sân khấu hộp đen, đến mối quan hệ giữa trải nghiệm diễn xuất sân khấu thực sự với sự hiện diện của sân khấu trên Internet, và rất nhiều vấn đề khác nữa.

CHƯƠNG TRÌNH | NGÀY 2: Những vấn đề mỹ học
14h – 18h 6 inspirations for staging Antigone
zoom-link
19h30  - 21h45  Antigone – and the Future of Theater
Zoom-Link

Về các diễn giả


Nguyên Manh Truờng (*1954, Hanoi)
nguyên là nhà xuất bản của Maison des Éditions littéraires du Viêtnam. Ông học tại Ecole Normale Supérieure des Langues de Hanoi, tại Viện l'Institut des Interprètes et Traducteurs et des Relations Internationales de Strasbourg và tại Đại học Sorbonne Nouvelle -Paris lll, ông còn là trợ lý đạo diễn Phim INDOCHINE -Théâtre: Cercle de sables, Ti An Antigone Vietnam.

Marie Bues (*1980)
là đạo diễn và cùng với Martina Grohmann, từ năm 2013 cô còn là giám đốc nghệ thuật của Nhà hát Rampe Stuttgart. Cô học diễn xuất tại Đại học Âm nhạc và Biểu diễn Nghệ thuật Bang ở Stuttgart (2004).
Cô đã đạo diễn tại các nhà hát nói tiếng Đức ở Basel, Bern, Esslingen, Heidelberg, Graz, Karlsruhe, Lübeck, Magdeburg, Mannheim, Munich, Osnabrück, Saarbrücken và hoạt động thường xuyên ở Nhà hát Bang Hannover.
Trong khi đạo diễn, Marie Bues xử lý các văn bản mới và làm việc chặt chẽ với các tác giả như Thomas Köck, Felicia Zeller, Anna Gschnitzer và Sivan Ben Yishai.
Link mariebues.de

Nguyen Duc Tu (*1982)
là một nghệ sĩ truyền thông và đạo diễn điện ảnh. Anh đã triển lãm các tác phẩm nghệ thuật của mình ở Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng nhiều nơi khác. Anh đã tham gia sản xuất phim được 12 năm và đã nhận được rất nhiều giải thưởng.

Quynh Dong (*1982, Hai Phong, Vietnam)
Quỳnh Đông tạo ra những tác phẩm video siêu thực để làm nền tảng cho chị chủ động thách thức những định kiến, khuôn mẫu về văn hóa. Cô cũng mở rộng hoạt động nghệ thuật của mình tới trình diễn và điêu khắc. Cô đã học Mỹ thuật tại Đại học Nghệ thuật Bern và hoàn thành bằng thạc sĩ ngành Mỹ thuật tại Đại học Nghệ thuật Zurich. Các tác phẩm của cô đã có mặt tại các triển lãm quốc tế, tiêu biểu như Kunsthalle Bern, Galerie Perrotin ở Paris, Rijksakademie van beeldende kunsten ở Amsterdam, Galerie Bernhard Bischoff & Partner ở Bern. Cô cũng đã trình diễn tác phẩm của mình tại Viện Nghiên cứu và Hợp tác Acoustic/Âm nhạc, Paris; tại Museé cantonal des Beaux- Arts Lausanne, Thụy Sỹ; LISTE 17, Hội chợ Nghệ thuật Trẻ, ở Basel, Thụy Sỹ; Tổ chức Emily Harvey ở New York, Hoa Kỳ; và tại Alternative Space Loop, Seoul, Hàn Quốc. Năm 2016, cô ra mắt “Quỳnh by night” – triển lãm cá nhân đầu tiên của nghệ sỹ ở Hà Nội, tổ chức tại Nhà Sàn Collective.

Benedikt Brachtel (* 1985)
là một nhà soạn nhạc, nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc từ Munich. Năm 2013 là một nhạc sĩ và DJ ở Tokyo, Bucharest, Moscow, London, Berlin, Paris, Rome, New York và Los Angeles. Kể từ năm 2007, anh là người tổ chức khu lưu trú âm nhạc hàng năm Selbstversorgersound, được mở rộng vào năm 2013 bao gồm cả hãng thu âm SVS. Năm 2017, anh phát hành album đầu tay mang tên Panokorama và một EP mang tên Bartellow San Ground San. Năm 2017, anh sáng tác nhạc cho vở kịch: Antigone and Oedipus (đạo diễn: Ersan Mondtag) cho Nhà hát Maxim Gorki Berlin.

Joachim Gottfried Goller (*1992, Brixen)
theo học ngành lịch sử và nghiên cứu sân khấu tại đại học Ludwig-Maximilians-Universität-München và ngành đạo diễn tại Mozarteum Salzburg (tốt nghiệp năm 2021). Trong năm 2014-2016, anh là trợ lý đạo diễn cho nhà hát kịch tại Munich Volkstheater, Munich Biennale for New Music Theater và Passion Play Theater ở Oberammergau. Năm 2015 anh điều phối câu lạc dành cho giới trẻ tuổi tại nhà hát kịch Münchner Volkstheater. Từ năm 2012-2018, anh còn là thành viên trong ban quản lý của nhà hát Rotierendes Theater ở Nam Tyrolean. Năm 2020, anh dàn dựng lại tác phẩm“Die Herrmannsschlacht” của Kleist và đã được mời đến Xưởng phim Körber dành cho các Đạo diễn trẻ ở Hamburg. Goller hiện đang sống ở Salzburg và gần đây nhất anh làm việc cho các nhà hát kịch  Vereinigte Bühnen Bozen và Dekadenz Brixen.

Christine Grant (* 1999, Munich)
theo học ngành diễn xuất tại Mozarteum, Viện Thomas Bernhard ở Salzburg.

Maren Solty (* 1995, Geilenkirchen)
theo học ngành dân tộc học và địa lý tại Đại học Cologne từ năm 2016 đến năm 2018. Năm 2018 cô tham gia diễn suất cho Etage Berlin và đến từ năm 2019 tại Viện Thomas Bernhard, Mozarteum Salzburg.
 

Các đạo diễn tham gia thảo luận bàn tròn


Bùi Như Lai
tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh. Năm 2002, anh là diễn viên biên chế đoàn kịch 1 tại Nhà hát Tuổi trẻ. Ngay sau đó, anh đã được trao danh hiệu Tài năng trẻ sân khấu năm 2003, qua vai chính Vua Edip trong vở kịch cùng tên. Sau đó, Bùi Như Lai theo học Đạo diễn sân khấu (2005-2009) và bảo vệ luận văn thạc sĩ Nghệ thuật sân khấu (2010-2012), Bùi Như Lai được coi như một trong những người khai phá loại hình kịch đương đại nhưng lại có nét khác biệt, bởi anh dùng chính những câu chuyện của người trong cuộc để khám phá và đi đến tận cùng của vấn đề. Yếu tố tương tác được chú trọng đã tạo nên chất liệu chân thực và nổi bật cho sáng tạo nghệ thuật của anh. Anh được nhận xét như “một đạo diễn trẻ muốn truyền đạt sự khát khao được giải phóng khỏi những kìm kẹp, bất công, bạo lực và định kiến xã hội đối với những người khiếm khuyết, thiệt thòi hay bệnh tật”. Một số tác phẩm nổi bật Kịch hình thể “Stereo Man và Đích đến cuộc đời”, “Stereo man và Hành trình cảm xúc”, Kịch tương tác “Đừng đợi đến ngày mai”, Kịch đương đại “Hãy là chính mình” và nhiều tác phẩm khác.

Trần Lực
khởi nghiệp như một diễn viên nhưng được biết đến nhiều hơn với tư cách đạo diễn phim. Anh học Đại học Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội năm 1983 và từ năm 1984 tới 1990 anh tu nghiệp về đạo diễn sân khấu tại Đại học Sân Khấu Điện Ảnh Sophia (Bulgaria). Với vai trò diễn viên, Trần Lực để lại ấn tượng mạnh mẽ với khán giả qua những bộ phim như: Mẹ chồng tôi, Hoa Đỏ, Người tình và chồng, Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông. Gần đây anh đã tái xuất với vai diễn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Anh ấy được đánh giá cao trong cả hai vai trò đạo diễn và diễn viên. Anh đã nhận được nhiều giải thưởng. Năm 2015, Trần Lực thành lập LucTeam. Từ đó anh đã tích cực làm việc cùng các diễn viên trẻ để sáng tạo những vở kịch mới như “Cơn Ghen của Lọ Lem” của Moliere, “Nữ Ca Sĩ Hói Đầu” và “Quẫn” của Lộng Chương.

Hà Nguyên Long
là Đạo diễn và Thiết kế Bối cảnh Sân khấu, đồng thời là người sáng lập và giám đốc nghệ thuật của XPLUSX STUDIO. Anh tốt nghiệp trường Mỹ thuật Việt Nam chuyên ngành Hội hoạ và trường Nghệ thuật và Kĩ thuật ESAT Paris chuyên ngành Thiết kế không gian.
 
Trong năm 2019-2020, Hà Nguyên Long khởi xướng hai dự án - T.U.Ồ.N.G, nhằm tạo chỗ đứng cho nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam đối với khán giả trong nước cũng như quốc tế, và Những Năm Dài Trong Kịch (tạm dịch), với mong muốn tạo dựng cộng đồng học tập và thực hành nghệ thuật sân khấu phương Tây ở Việt Nam, với trọng tâm ban đầu là dịch và dàn dựng các vở kịch phương Tây cổ điển. Năm 2020, Hà Nguyên Long tham gia với vai trò Giám đốc nghệ thuật cho Sơn Hậu - Beyond the mountain, vở diễn lấy cảm hứng từ tác phẩm Tuồng cổ cùng tên tại Khu tập thể Văn Chương và Một buổi đọc kịch: Oresteia của Aeschylus tại Manzi Art Space.

Linh Valerie Pham
là một nghệ sỹ sân khấu và múa rối thể nghiệm.
Thực hành của cô xoay quanh những nghiên cứu về chuyển động, rối, hơi thở, ngôn từ và những thứ màu nhiệm. Sứ mệnh của cô với tư cách của một nghệ sỹ là kể chuyện và giúp điều phối quá trình kể chuyện. Những tác phẩm của cô đã được biểu diễn tại Vicas Studio (Hà Nội), Á Space (Hà Nội), Trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom (Hà Nội), Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory (Tp.HCM), Soul Live Project (Tp.HCM), Nhà hát Brick (New York), Trung tâm nghiên cứu biểu diễn CPR (New York) và Trung tâm nghệ thuật HERE (New York). Cô từng là nghệ sỹ lưu trú tại Rimbun Dahan (Malaysia), và đại diện Việt Nam tại Arts for Good Fellowship tại Singapore năm 2019. Valerie còn là người sáng lập và đạo diễn nghệ thuật của Mắt Trần Ensemble - một tổ hợp chuyên sâu về nghệ thuật cộng đồng tập trung vào các hoạt động hòa nhập và gắn kết xã hội.
www.mattranensemble.com

Hà Thúy Hằng
là một nhà soạn nhạc đa phương tiện ở Hà Nội. Cô tốt nghiệp ngành Âm nhạc học tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam năm 2015. Cô học nhạc cổ điển và sau khi tốt nghiệp cô đã theo con đường nhạc đương đại. Cô tham gia biểu diễn ở Việt Nam, Ý, Đức, Malta, Hàn Quốc, v.v. và nhận được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế. Thông qua những hoạt động nghệ thuật tích cực của mình, cô đóng góp những ý tưởng mới và kết nối cộng đồng nghệ sĩ trẻ đương đại có chung những mối quan tâm và cùng thích tìm hiểu về nghệ thuật và văn hoá bản địa Việt Nam. Năm 2019, Hà Thúy Hằng đã nhận giải thưởng “Nghệ sĩ nổi bật” của Hanoi Grapevine.

Võ Thủy Tiên
là một nghệ sĩ, tác giả và giảng viên. Cô tốt nghiệp Cử nhân trường Đại học Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh. Cô được biết đến như một “tắc kè hoa sáng tạo” với những tự sự giàu tính nữ, đầy sôi nổi mà cũng lắm riêng tư. Thực hành của Tiên diễn ra trên nhiều phương tiện như nhiếp ảnh, sách, minh hoạ, hình động, trình diễn nghệ thuật và phim. Trong đó, nhiếp ảnh đóng vai trò chủ chốt. Tiên thích nghĩ rằng các tác phẩm của mình chẳng chứa đựng điều gì sâu sắc mà chỉ tập trung vào hình thức, chất liệu và cách chúng ứng xử với nhau. Nhưng khi đối chiếu các tác phẩm của cô với cuộc sống cá nhân, ta lại bắt gặp thái độ kháng cự những sắp đặt mà thời đại bày sẵn.

Đặng Hà Phương
bảo vệ Luận văn Thạc sỹ Lý luận, Lịch sử và Phê bình Điện ảnh tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Hà Phương nghiên cứu nghệ thuật sử dụng ánh sáng, chuyển động của máy quay và tính đối thoại giữa hình ảnh với khán giả trong điện ảnh. Cô mong muốn đưa những kiến thức này vào việc điện ảnh hóa sân khấu. Ngoài viết bài bình luận văn hóa – nghệ thuật, làm phim tài liệu, Hà Phương cũng thực hành các bộ môn hội họa, khiêu vũ.

Lê Thi Hòa An
tốt nghiệp Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM chuyên ngành Đạo diễn Sân khấu. Cô đã thành lập và hiện đang điều hành Saigon Theatreland, nhằm mục đích kết nối và thử nghiệm các dự án sân khấu độc lập.

Trần Thiên Tú (*1991)
đang theo học Thạc sĩ lý luận chuyên ngành Đạo diễn tại Học Viện Hý Kịch Trung Ương Trung Quốc (Trung Quốc). Cô từng tham gia diễn xuất trong nhiều tác phẩm được đánh giá cao và nhận nhiều giải thưởng.

Amelie Niermeyer (*1965, Bonn)
theo học ngành đạo diễn tại Sydney, Bonn và Munich, sự nghiệp của chị bắt đầu tại nhà hát Residenztheater nổi tiếng ở Munich. Kể từ đó, Amélie Niermeyer đã làm việc tại các nhà hát lớn trong khu vực nói tiếng Đức ở Basel, Berlin, Düsseldorf, Frankfurt và Hamburg, đồng thời đảm nhận vai trò đạo diễn trong rất nhiều các tác phẩm opera ở trong và ngoài nước. Từ năm 2011, chị là giáo sư giảng dạy ngành đạo diễn tại Đại học Mozarteum Salzburg, đồng thời là giám đốc ngành đào tạo kịch và đạo diễn của học viện Học viện Thomas Bernhard cũng thuộc trường đại học này. Amélie đã chỉ đạo các nhà hát opera trong mười hai năm. Cô đã đạo diễn vở kịch Đêm thứ 12 của Shakespeare 2014, dàn dựng lại Wozzeck của Alban Berg, Rigoletto và Otello của Verdi. Trong số những thứ khác, cô ấy đã tạo nên tên tuổi cho chính mình với việc thể hiện lại các vai nam và nữ. Năm 2019, cô tham gia hội nghị chuyên đề Đức-Việt về Truyện Kiều (của Nguyễn Du) và đảm nhận một trong bốn tác phẩm dàn dựng lại Truyện Kiều cho sân khấu nhà hát Tuổi trẻ Hà Nội.