Văn học thanh thiếu nhi đương thời
Từ chạy trốn, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự nghèo khổ (phần 3)
Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc/ Phân biệt chủng tộc trong cuộc sống hàng ngày
Một số tác phẩm văn học dành cho thanh thiếu niên hiện nay đề cập đến chủ đề phân biệt chủng tộc và tập trung vào những vụ tấn công tàn bạo nhằm vào người nhập cư và người tị nạn. Câu chuyện không chỉ được kể dưới góc nhìn của những nạn nhân mà cả dưới góc độ của những kẻ gây án. Có thể lấy ví dụ với tiểu thuyết thanh thiếu niên Cặn bã (2015) của nữ tác giả Clementine Beauvais kể về vụ tấn công dã man của một nhóm thanh niên Pháp nhằm vào một cô gái da màu. Câu chuyện được kể dưới góc nhìn của thủ phạm. Đó là một nhóm thanh thiếu niên thuộc tầng lớp thượng lưu ở Paris Pháp. Một ngày nọ chúng trốn học và dựng nên một cái chết do tai nạn của một người bạn. Những thanh niên này hợm hĩnh và cho rằng mình trội hơn những người khác và thích gây sự với mọi người. Mặc dù giàu có và sống trong những căn hộ và những ngôi nhà lớn nhưng chúng vẫn đổ lỗi cho người nhập cư về nhiều điều bất cập đang diễn ra trên đất nước. Thông qua đó tác giả không miêu tả những người cực hữu ở các tầng lớp dưới chửi bới người nước ngoài do học thức thấp kém mà cho thấy những người trẻ tuổi được học hành tử tế và có nhiều cơ hội trong cuộc sống cũng có xu hướng tấn công bài ngoại. Họ bắt cóc một cô bé da màu họ tình cờ gặp một cách tự phát. Nguyên nhân là do họ nhìn thấy một con chấy trên tóc của cô bé. Họ đưa cô bé về căn hộ ở gần đó, nơi một trong những thiếu niên là Gonzaque sống, trói cô bé lại và suy nghĩ xem sẽ làm gì với cô bé. Cuối cùng chúng cạo trọc của cô bé, đánh đập và trói cô bé lại, đẩy vào thang máy đưa xuống tầng hầm. Cô bé sẽ phải ở dưới đó. Vụ việc xảy ra một cách vô cảm kỳ lạ, một cách nhàm chán và lạnh lùng giống như những thanh niên này. Chỉ có một người trong số đó cảm thấy tiếc thương, cậu là người rời căn hộ để đánh lạc hướng những người hàng xóm trước những tiếng la hét có thể xảy ra. Cô gái tượng trưng cho nạn nhân là những người nhập cư bị hành hạ và bị đánh đập. Cô bé không được nhắc tới và mãi 3 năm sau mới tố cáo một trong số những kẻ hành hạ mình. Những thanh niên đó bị bắt và mặc dù giàu có và có ảnh hưởng vẫn bị kết án tù. Phân biệt chủng tộc, đặc biệt là phân biệt chủng tộc trong cuộc sống hàng ngày, như các phong trào Black Lives Matter cũng là đề tài quan trọng trong tiểu thuyết cho thanh thiếu niên, cũng như trong các bản dịch các tiểu thuyết của Mỹ. Đặc biệt là bản dịch các tiểu thuyết của Mỹ (ví dụ của Jason Reynolds và Angie Thomas) với nội dung kể về nạn phân biệt chủng tộc diễn ra hàng ngày ở Mỹ. Đối với khu vực nói tiếng Đức có thể kể đến tiểu thuyết Mats và Milad hoặc là: Tin tức từ nơi tận cùng thế giới (2021) của Eva Rottmann. Nội dung truyện xoay quanh hai thiếu niên Matilda, được gọi Mats, và Milad. Mats mới đến thị trấn nhỏ này từ Berlin, cô bé cảm thấy mình như người lạ ở đây. Cô bé gặp Milad khi cậu đang đứng trên đường ray và không để ý tàu đang tiến lại gần. Mats hành động ngay và cứu mạng Milad ngay cả khi cậu cho rằng cậu đã kiểm soát được tình thế. Hai người trở thành bạn bè của nhau, yêu nhau và trải nghiệm sự phân biệt chủng tộc và bài trừ vì gia đình Milad đến từ Li Băng. Trong cuốn tiểu thuyết Khi chúng ta trở thành đại bàng (2020) Uticha Marmon thông qua một nhóm trẻ đã chỉ ra sự bài trừ và phân biệt chủng tộc có thể diễn ra nhanh như thế nào trong hiện tại.Bảo vệ môi trường, thiên nhiên và khí hậu: các nhà hoạt động môi trường thống trị thế giới văn học
Trong sách dành cho thanh thiếu niên, chủ đề có thể được kể theo cách phức hợp và mang tính toàn cầu hơn mà không cần đưa ra các giải pháp cụ thể cho người đọc. Các tiểu thuyết của Katja Brandis - Vùng trắng, Trong bóng tối rừng rậm cũng lấy trọng tâm là các nhân vật thiếu niên sử dụng các phương tiện bất hợp pháp để bảo vệ thiên nhiên và môi trường và qua đó đặt ra câu hỏi ta có thể hành động trong chừng mực nào. Câu hỏi tương tự cũng được Lukas Erler đặt ra trong cuốn tiểu thuyết Nước bốc cháy (2014). Trong tiểu thuyết này ông lấy chủ đề là thuỷ lực cắt phá và các hành động phản đối phương pháp này của những thanh thiếu niên ở Mỹ và CHLB Đức.
Định kiến
Ít nhất là kể từ tiểu thuyết Rico, Oskar và những bóng đen bí ẩn (2008) của Steinhöfel, sự hoà nhập và tính không đồng nhất với các hình mẫu kể chuyện mới đã được đưa vào trong các tiểu thuyết cho thiếu nhi và thanh thiếu niên. Tài năng xuất chúng, tự kỷ, hội chứng Asperger hay Trisomy 21 cũng được lồng ghép vào cốt truyện. Trẻ khuyết tật xuất hiện với tư cách là nhân vật chính và là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, sinh hoạt trong những nhóm không đồng nhất và dường như được chấp nhận. Chúng phải đối mặt với những vấn đề hàng ngày và có bạn bè bên cạnh. Đây không phải là điều hiển nhiên trong văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên và cho đến những năm 1970 người ta đã nghiên cứu (xem thêm Reese, 2009, Nickel, 1999) một "sự định hướng rập khuôn một số hình thức trình bày nhất định" (Reese 2009, trang 4). Khuyết tật cũng có thể được hiểu là một hình phạt mà người khuyết tật phải chịu đựng "với sự kiên nhẫn và biết rằng Chúa cũng nhìn thấy hoàn cảnh (của anh ta) và mọi việc diễn ra một cách công bằng" (Reese trang 4). Các nhân vật khác ví dụ như Klara trong Heidi của Johanna Spyri trong câu chuyện sẽ khoẻ trở lại nhưng trước đó vẫn phải sống hoà nhã với khuyết tật của mình. Với tiểu thuyết Đó là thằng nhóc Hirbel (1973) của Peter Härtling, lần đầu tiên trong văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên viết bằng tiếng Đức xuất hiện một tác phẩm trong đó nhân vật chính là một cậu bé thiểu năng trí tuệ và tác phẩm này cũng đánh dấu bước ngoặt trong kể chuyện (xem thêm Glasenapp 2014). Đề mục câu chuyện là Hirbel đã đến trại thế nào, tại sao cậu bé lại khác so với những người khác và liệu có thể giúp đỡ cậu bé được không. Sự mô tả tàn nhẫn của Härtling, khả năng hiểu biết cao và chỉ trích của ông trong ứng xử với những người có định kiến không trở thành một "mô hình văn học tự sự thiếu nhi về trẻ em khuyết tật" (von Gasenapp 2014, trang 11). Thay vào đó, văn học thiếu nhi giai đoạn tiếp theo tập trung nhiều hơn vào sự hoà nhập và ví dụ như trong tiểu thuyết Cá sấu ngoại ô (1976) đã hướng đến một sự cùng tồn tại (không tưởng). Bởi vì trong tiểu thuyết của Max von der Grün cuối cùng cậu bé ngồi xe lăn có thể góp phần phá vụ án. Từ khi xuất hiện tiểu thuyết thiếu nhi của Peter Härtling. Đó là thằng nhóc Hirbel đã có sự thay đổi trong cách mô tả định kiến về mặt thể chất và tinh thần trong văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên. Sự đa dạng được xem là một cơ hội. Các nhân vật thiếu nhi và thanh thiếu niên có định kiến có thêm một tiếng nói, được trải nghiệm môi trường xã hội và được chấp nhận. Những tiểu thuyết như Lars cậu bạn của tôi (tiếng Đức 2019) của Iben Akerlie hay Helsin Apelsin và gã khùng (2020) của Stefanie Höfler đã tạo nên những điểm nhấn mới. Tiểu thuyết thiếu nhi được dịch từ tiếng Na Uy kể về xung đột của một bé gái được giao nhiệm vụ chăm sóc một bạn học mới là cậu bé Lars bị mắc chứng Trisomy 21 nhưng cô bé đồng thời lại muốn trở thành một phần của những học sinh nổi tiếng thích chế nhạo Lars vì cậu bị khuyết tật. Akerlie không thêu dệt nên sự xung đột vì cả Amanda và Lars đều đang trong độ tuổi dậy thì và bà đã ghi lại chính những xung đột bên trong và bên ngoài đó trong cuốn tiểu thuyết. Khi làm như vậy Akerlie đã mở rộng cái nhìn về định kiến. Điều này trái ngược với tiểu thuyết dành cho thiếu nhi của Höfler thông qua cô bé Helsin kể về một cô bé dễ bị nổi nóng. Với mái ấm yêu thương của cha mẹ và cả cách cư xử đầy cảm thông của cô giáo, Helsin đã biết kiềm chế những cơn nóng giận của mình. Tuy nhiên khi bị cậu bạn học mới chế giễu, cơn giận của cô bé lại bùng nổ. Bằng cách gần gũi với nhân vật nhỏ tuổi, Höfler kể về những nỗi khổ cũng như niềm vui của cô bé và qua đó thể hiện một tiếng nói mới.Trong cuốn sách Khuôn mặt búng ra sữa (2020) Duda kể về sự lớn lên của hai đứa trẻ trong một ngôi làng miền núi ở Áo vào đầu thế kỷ 20. Ông kể về sự loại bỏ (tàn nhẫn) một trong hai đứa trẻ do sự khiếm khuyết của nó. Cũng giống như Härtling, tác giả kể về tình hình ở thời kỳ ông viết cuốn tiểu thuyết Đó là thằng nhóc Hirbel, tố cáo tình hình đó, thì Duda cũng quay về những thập kỷ đầu tiên đó và tái hiện lại cách ứng xử tàn nhẫn với những người khác biệt.
Nhưng không phải mỗi định kiến là một đề tài quan trọng trong văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên đương đại mà cả các căn bệnh cũng luôn được nhắc tới. Trong khi đó đề tài hôn nhân xuất hiện đồng thời với tiểu thuyết ăn khách Số phận là kẻ phản bội hèn hạ của John Green đã không còn được nhắc tới. Thi thoảng cũng xuất hiện vài tựa sách kể về chứng trầm cảm và các vấn đề tâm lý khác. Một ví dụ cho cuốn tiểu thuyết khác thường đó là Khi anh tôi biến thành cá heo (2017) của nhà văn nữ Nina Weger. Tác giả kể về trạng thái sống thực vật và một câu hỏi khó về cái chết nhân đạo, một đề tài cho đến giờ vẫn bị coi là đề tài cấm kỵ trong văn học cho thiếu nhi và thanh thiếu niên. Câu chuyện xoay quanh cậu bé Bela có anh trai bị hôn mê sau một vụ tai nạn. Bela phải chứng kiến cảnh gia đình mình ngày một tan vỡ.
Toán học, tin học, các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật trong các câu chuyện kể cho thiếu nhi và thanh thiếu niên
Một thành phần phức hợp cuối cùng nên được nhắc tới là lĩnh vực MINT mặc dù thống trị chủ yếu trong thể loại sách tham khảo cho trẻ em và thanh thiếu niên nhưng cũng xuất hiện trong phân khúc tiểu thuyết cho thiếu nhi và thanh thiếu niên tiếp cận toán học, tin học, khoa học tự nhiên và công nghệ. Tiểu thuyết của Nikola Huppertz Đẹp như con số 8 (2021) kể về cậu bé Malta 12 tuổi yêu thích cấu trúc và toán học phải trải nghiệm rằng cuộc sống không giống như một bài tập toán có công thức rõ ràng.Tuy nhiên Malta phải trải qua chuyện em gái cùng cha khác mẹ Josefina dọn đến ở cùng. Cô bé tức giận vì bố đã bỏ rơi cô bé và mẹ và lập gia đình mới với mẹ của Malte. Cô bé lo lắng cho mẹ mình đang bị ung thư. Các ngành khoa học tự nhiên và tin học được nhắc đến trong bối cảnh phản địa đàng hay còn gọi là khoa học viễn tưởng. Các tiểu thuyết cũng khuyến cáo trước việc sử dụng bất cẩn các mạng xã hội.
Nhưng không chỉ có vậy: Tiểu thuyết Cơn bão hoàn hảo (2021) của Dirk Reinhardt cho thấy cách thanh thiếu niên bảo vệ mình trước những công ty vi phạm về quyền con người và bóc lột các quốc gia. Sáu thiếu niên sống ở sáu quốc gia khác nhau làm quen nhau thông qua một trò chơi máy tính. Chúng không chấp nhận những sự vi phạm này và muốn sử dụng các kỹ năng máy tính của mình để vạch trần âm mưu của các tập đoàn. Những cảnh gay cấn đặt ra những câu hỏi và thách thức cho các độc giả như "Hành động như vậy có đúng không?", "Người ta có được phép vi phạm pháp luật nếu mục đích của việc làm đó là vì danh dự?".
Kết luận
Bên cạnh những đề tài được nhắc tới ở trên vẫn có một loại văn học lịch sử đương đại cho thiếu nhi và thanh thiếu niên lấy đề tài Shoah, chủ nghĩa quốc xã và cả lịch sử sau năm 1945. Với tiểu thuyết Đêm đen xuất bản năm 2021, Kirsten Boie đã tạo ra một điểm nhấn quan trọng với nội dung xoay quanh các sự kiện ở Penzberg.
Tổng quan nhanh về sự phát triển cũng cho thấy văn học thiếu nhi đã thay đổi nhiều như thế nào và phản ánh các vấn đề xã hội mà không làm giảm bớt tính tuyên truyền của nó. Thay vào đó, văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên giới thiệu ở đây sử dụng các phương tiện văn chương đòi hỏi cao để tiếp cận với các chủ đề phức tạp để mời các em tham gia vào một cuộc thảo luận và mở rộng kiến thức của các em.
Tài liệu tham khảo
- Gansel, Carsten: Các xu hướng mọi lứa tuổi và sự làm mất tập trung trong văn chương đương thời cho các độc giả trẻ. Trong: giờ học tiếng Đức H. 4, 2012, trang 2-11.
- Gansel, Carsten: Văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên hiện đại. Các đề xuất cho bài giảng định hướng năng lực. Cornelsen: Berlin 42010.
- Kliewer, Annette (2004): Phương pháp sư phạm về sự đa dạng: Zoran Drvenkar: Không ai mạnh bằng chúng tal. Trong Klierwer, Annette/Schilcher, Anita (Hg.): Đất nước này cần độc giả mới!
- Hướng đến các bài học phân biệt giới tính với văn học cho thiếu nhi và thanh thiếu niên. Schneider: Hohengehren, trang 172-181.
- Kümmerling-Meibauer, Bettina: Văn học cho thiếu nhi và thanh thiếu niên. Sự mở đầu. WBG: Darmstadt 2012.
- Wrobel, Dieter: Đọc cá nhân hoá. Hỗ trợ đọc theo các nhóm đọc không đồng nhất. Lý thuyết - Mô hình - Đánh giá. Schneider: Baltmannsweiler 2008.
- Wrobel, Dieter: Văn học cho thiếu nhi và thanh thiếu niên sau năm 2000. Trong: tiếng Đức trong thực hành, số 224, 2010, trang 4-11.