Trò chuyện
Trôi dạt và tụ hội: Hà Nội, như một lựa chọn
Sau hơn một thế kỷ từ thời điểm những làn sóng văn hóa phương Tây bắt đầu chứng tỏ sự ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội Việt Nam, những di sản của chúng vẫn còn hiện diện trong đời sống các thế hệ người Việt, đặc biệt ở Hà Nội.
Chọn viết về di sản ở góc độ gia đình qua hai cuốn sách Ba áng mây trôi dạt xứ bèo và 120 ngày Mây thì thầm với gió, tác giả gốc Việt Nuage Rose hồi ức những câu chuyện văn hóa từ người ông, người cha gốc Tây học trao truyền cho các con gái trong thời chiến tranh. Những di sản được thấm nhuần một cách tự nhiên, từ những ký ức về văn hóa Pháp đến những sự thích nghi vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt là bằng chứng cho một sự tạo dựng đặc điểm Việt Nam trong mỗi cá nhân và gia đình.
Ở một diện rộng hơn, thực hiện những du khảo về quá trình tạo dựng một xã hội Việt Nam hiện đại thập niên 1940-1950 qua chất liệu tân nhạc và các cuộc vận động giải phóng dân tộc, Nguyễn Trương Quý nhận diện bản sắc văn hóa Việt Nam nằm ở sự chuyển hóa của mỗi cá nhân liên quan đến sự ảnh hưởng của cộng đồng và các hội nhóm văn hóa. Các cuốn sách Một thời Hà Nội hát – Tim cũng không ngờ làm nên lời ca và Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc lấy trung tâm là các nhân vật văn hóa như nhạc sĩ Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Đoàn Chuẩn, gợi ra những suy tư về sự kết nối giữa các cá nhân và “cộng đồng được tưởng tượng” của họ.
Từ những câu chuyện vi lịch sử (micro-history) nằm trong bối cảnh rộng lớn, hai tác giả tạo ra mối liên thông giữa những giá trị văn hóa dù trôi dạt khắp nơi nhưng tụ hội ở một nhu cầu định nghĩa bản sắc nổi trội trong thế giới biến động. Việt Nam là điều gì, câu trả lời nằm ở chính quá trình tìm kiếm sự kết nối đó.
Một sự kiện của Viện Pháp trong khuôn khổ Những Ngày Văn học châu Âu 2023.
Chi tiết
Goethe-Institut Hà Nội
56-58-60 Nguyễn Thái Học, Ba Đình
Hà Nội
Việt Nam
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Phí: Vào cửa tự do
+84 24 32004494
kultur-hanoi@goethe.de
Một phần chương trình Những Ngày Văn học Châu Âu 2023