Hội thảo Xung quanh lưu trữ queer và nữ quyền

HAN 01.09.2024 7360 © Goethe-Institut Hà Nội

CN, 01.09.2024

9h00

Goethe-Institut Hà Nội

Những tiếp cận từ Đức, Việt Nam và Indonesia

Đăng ký tham dự miễn phí

Goethe-Institut Hà Nội và Bảo tàng Queer thân mời các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu và khán giả quan tâm tới tham dự workshop Xung quanh lưu trữ queer và nữ quyền . Workshop này là một phần của dự án A Queer and Feminist Archive, nhằm mục đích khám phá các phương pháp, chiến lược lưu trữ, bảo tồn và trưng bày các tư liệu liên quan đến cộng đồng Queer và Nữ quyền. Ngoài ra, dự án nhằm mục đích tạo ra một nền tảng để thảo luận về những thách thức và cơ hội trong việc lưu trữ các câu chuyện và trải nghiệm của cộng đồng queer.

Workshop này là kết quả của chương trình Kêu gọi đề xuất ý tưởng: Queer Ideas do Goethe-Institut Việt Nam khởi xướng.
  • Buổi sáng, 9h00 - 12h00 | Dành cho công chúng: Thuyết trình về các dự án lưu trữ Queer và Nữ quyền tại Việt Nam, Indonesia, Đức 
  • Buổi chiều, 13h30 - 17h00 | Dành cho các thành viên dự án và công chúng quan tâm: trao đổi, thực hành tìm hiểu và phân tích lưu trữ Queer và Nữ quyền tại các dữ liệu tìm thấy từ Thư viện của Goethe-Institut Hà Nội (56-58 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội), Phòng tranh Manzi tại Manzi Art Space & Cafe (14 Phan Huy Ích, Ba Đình, Hà Nội) và Một Bảo Tàng Queer (103 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội).

Nội dung workshop:

Buổi sáng (dành cho công chúng) | Điều phối: Chu Thanh Hà
  • Thuyết trình 01: Từ dự án Chỉ Bàn Lộn, Một bảo tàng Queer và các công việc khác liên quan đến việc lưu trữ Queer và Nữ quyền - Đinh Nhung (Bàn Lộn, Một Bảo Tàng Queer, Việt Nam)
  • Thuyết trình 02: Tưởng tượng về không gian an toàn, các cách mà lưu trữ Queer giữ được sự an toàn trong một môi trường nhiều thù ghét, đặt lại câu hỏi về lưu trữ cộng đồng và những khả thể của nó - Sidhi Vhisatya (Queer Indonesia Archive, Indonesia)
  • Thuyết trình 03: Trong và ngoài kho lưu trữ của Bảo tàng Schwules (Bảo tàng Queer) tại Berlin, các cách bắt đầu kho lưu trữ cá nhân, ý nghĩa của lưu trữ, lưu trữ cộng đồng và lưu trữ với đời sống - Thảo Hồ (Berlin, Đức)
  • Thảo luận bàn tròn với các diễn giả.
Buổi chiều (dành cho các thành viên dự án và công chúng quan tâm)
  • Khám phá thư viện Goethe-Institut Hà Nội để bắt đầu quá trình suy nghĩ và thảo luận về một câu hỏi: bạn có thể tìm thấy những gì “queer” và nữ quyền trong một thư viện? Làm thế nào bạn có thể điều hướng nét queer và nội dung queer trong một thư viện?
  • Di chuyển đến Manzi Art Space & Cafe, tìm hiểu và thảo luận về nghệ thuật queer thông qua một vài tác phẩm tại phòng tranh Manzi, nhìn nhận không gian nghệ thuật như một phần của hệ sinh thái Queer trong việc hỗ trợ các hoạt động và sự kiện cho cộng đồng Queer.
  • Di chuyển đến Một Bảo Tàng Queer, mở các hộp lưu trữ, trao đổi sâu hơn với các cá nhân trong dự án với nhau về lưu trữ Queer và Nữ quyền, các cách tiếp cận cá nhân và tập thể.

Về các khách mời:

Đinh Nhung
Đinh Nhung - người sáng lập Bảo Tàng Queer và là tác giả của hai cuốn Chỉ Bàn Lộn: Queer & Sexuality Lexicons Dictionary. Nhung bắt đầu quan tâm và tìm kiếm các tài liệu cùng những câu chuyện về cuộc sống của người queer từ năm 2009. Do việc tìm kiếm không thu lại được nhiều thông tin còn khá vất vả khiến Nhung bắt đầu tích lũy những hoạt động không chỉ của mình mà còn những gì đang diễn ra xung quanh và nhen nhóm ý tưởng lưu trữ queer.

Sidhi Vhisatya
Sidhi Vhisatya là một nhà lưu trữ và người thực hành nghệ thuật queer sống tại Bali, Indonesia. Anh là thành viên của nhóm quản lý Lưu trữ Queer Indonesia (QIA) từ năm 2020, tập trung vào việc giám tuyển các triển lãm và quản lý các công việc thực địa cũng như các chương trình lưu trú. Anh cũng đã khởi xướng Kho lưu trữ và dữ liệu Bali (BaliAAR) để ghi lại lịch sử trí thức của người Bali, đặc biệt là trong thời kỳ hậu cách mạng Indonesia.

Thao Ho
Thao Ho là một nhà nghiên cứu, cây viết và nhà hoạt động xã hội tại Berlin, Đức. Cô từng làm việc tại Bảo Tàng Schwules (Berlin) với nghiên cứu về các hoạt động xuyên quốc gia của người Queer. Cô khởi xướng DAMN* - một nền tảng kết nối tiếng nói của cộng đồng người châu Á di cư tại Đức vào năm 2017.

Chu Thanh Hà
Chu Thanh Hà là nhà vận động quyền của người chuyển giới và đa dạng giới Việt Nam có hơn 10 năm kinh nghiệm trong đó anh chú trọng vào các lĩnh vực nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện sự tham gia, hiện diện và cất giọng có hiệu quả của người chuyển giới trong lĩnh vực vận động chính sách, trao quyền và nâng cao năng lực hướng tới giảm kỳ thị, bạo lực và phân biệt đối xử. Anh hiện là Sáng lập viên kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức cộng đồng IT'S T TIME - đơn vị hiện đang hỗ trợ kỹ thuật và tham vấn cho Ban Soạn thảo Luạt trong tiến trình soạn thảo Luật Chuyển Đổi giới tính.

 

Quay lại