Workshop Nhuộm tự nhiên - Khăn trải bàn ven sông Hồng

HAN 20241002 7360 © Goethe-Institut Hà Nội

T4, 02.10.2024

9h00 - 12h00

Công viên rừng Phúc Tân

Học cách làm vật trang trí không gian từ vải và màu nhuộm chàm

Đăng ký tham dự

Tại workshop này, người tham gia sẽ tạo nên một bộ sưu tập khăn trải bàn và đồ trang trí từ vải. Chất liệu vải mềm sẽ giúp tạo ra một không gian ấm áp, đầy lòng hiếu khách và sự quan tâm. Nhóm nghệ sĩ Đu Đủ và Floating University sẽ dẫn dắt workshop và giới thiệu các nguyên lý cơ bản của việc vẽ họa tiết và nhuộm chàm tự nhiên lên vải.

Bên cạnh việc tạo ra khăn trải bàn và đồ trang trí, mỗi người tham gia sẽ được chuẩn bị một chiếc khăn linen vuông để tự tạo tác phẩm của riêng mình và mang về nhà sau đó.

Số lượng người tham gia: Tối đa 15 (10 người thực hành và 5 người quan sát)
Hạn chót đăng kí: 28/9/2024
Người tham gia được chọn sẽ nhận thông báo qua email vào ngày 29/9/2024

Lịch trình

Phần 1:
Giới thiệu về nhuộm: Nhuộm thực chất là gì? Màu sắc từ thực vật, côn trùng, và đất. từ cây cối, côn trùng và đất. Liệu "nhuộm tự nhiên“ có thật sự thân thiện với môi trường?

Phần 2:
Giới thiệu về chàm và vẽ họa tiết: Chúng ta sẽ tìm hiểu về cách hoạt động của chàm và thực hành, tìm hiểu về chàm tại Việt Nam và được giới thiệu về phương pháp vẽ họa tiết (batik, katazome, và shibori/itajime)

Phần 3:
Thực hành: tạo họa tiết và nhuộm chàm.

Sau khi workshop kết thúc lúc 12pm, người tham gia được khuyến khích nán lại để tìm hiểu sâu hơn về quá trình nhuộm tự nhiên.

Một thử nghiệm nhỏ: Chúng tôi sẽ để thùng chàm tại sân chơi Phúc Tân trong 10 ngày để xem mọi người có thể làm gì với nó.

Workshop là một phần của Vườn Cộng Đồng (Community Garden) - một dự án hợp tác giữa Goethe-Institut Hà Nội, Viện Pháp tại Hà Nội và Think Playgrounds nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của các không gian công cộng và cảnh quan đô thị tại Hà Nội, thông qua việc ứng dụng sáng tạo nghệ thuật công cộng và thực hành tái chế. Dự án được hỗ trợ bởi Quỹ văn hóa Pháp-Đức.

Nghệ sĩ tham gia


Jöran Mandik

Jöran Mandik © Cá nhân

Jöran Mandik là một nhà nghiên cứu và thực hành về đô thị (Thạc sĩ Thiết kế Đô thị, TU Berlin, RMIT Melbourne), đồng thời là một người điều phối, nhà sản xuất chương trình văn hóa, nghệ sĩ và người kể chuyện. Anh đã hoạt động như một nhà thực hành đô thị từ năm 2017, đi sâu vào điểm giao của nghệ thuật, đô thị học, nghiên cứu và giáo dục với tư cách là thành viên của Floating e.V., Urbane Praxis e.V. và dự án nghiên cứu hành động Making Futures Bauhaus+ (Đại học Nghệ thuật Berlin và raumlaborberlin). Các tác phẩm của anh tập trung vào việc gây dựng cộng đồng, kể chuyện, tạo dựng sự thân thiện và điều phối.

Eliza Chojnacka

Eliza Chojnacka © Cá nhân

Eliza Chojnacka là một nghệ sĩ đa ngành. Cô tập trung vào các mối liên hệ mang tính thơ, văn hóa và xã hội liên quan đến thực phẩm và duy trì sự sống. Trong thực hành nghệ thuật của mình, cô sử dụng các hoạt động không kéo dài như lên men, nấu ăn, biểu diễn, thơ ca, hội họa và mơ mộng như một cách để gợi mở những câu chuyện. Các tác phẩm của cô tập trung vào việc thực hành chăm sóc môi trường thông qua góc nhìn queer. Cô là cựu sinh viên ngành Thiết kế Xã hội tại Đại học Nghệ thuật Ứng dụng Vienna. Thực hành của cô đã phát triển trên nền đất ẩm của Spółdzielnia Krzak, một khu vườn phi lợi nhuận và tập thể nghệ thuật ở Warsaw, Ba Lan. Cô đã là một phần của nhóm nghệ sĩ Floating University từ năm 2021. Cô đã hợp tác và trình bày tác phẩm của mình tại Biennial of Design lần thứ 26 tại Ljubljana; Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Warsaw; DOCK20, Lustenau; ZK/U, Berlin; Phòng trưng bày łęctwo; Quỹ nghệ thuật Krupa, Wrocław, Haus der Kulturen der Welt, Berlin và D21 Kunstraum, Leipzig.

Đu Đủ
Đu Đủ là một xưởng nhuộm tự nhiên với thực hành tự nghiên cứu, được thành lập vào năm 2015 tại Hà Nội bởi một sinh viên Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Nền tảng ban đầu của Đu Đủ là tình yêu với màu sắc chiết xuất từ thực vật, từng một thời được thực hành phổ biến ngay tại trung tâm Hà Nội. Hiện tại, xưởng đang tập trung vào màu nhuộm từ chàm và củ nâu – hai loại màu nhuộm đẹp nhưng đầy thách thức, đã thử thách các thợ nhuộm trên khắp thế giới suốt hàng ngàn năm qua. Họ cũng đang phối hợp với các nghệ nhân dệt khác tại Việt Nam để tạo ra các sản phẩm độc đáo được sản xuất tại địa phương, từ những thợ dệt lanh người H'Mông trên rẻo cao Hà Giang, đến những thợ dệt lụa truyền thống tại Nam Cao, Thái Bình, hoặc những người thợ làm thảm thủ công cuối cùng tại Đông Hà. Đây là sứ mệnh chính của Đu Đủ trong những năm tới: khám phá tiềm năng của nghệ thuật dệt may Việt Nam trong bối cảnh hiện đại.

 

Quay lại