Thảo luận với đạo diễn phim và các khách mời
Đăng ký tham dự
Luật di trú cho Người lao động lành nghề đã tạo nên một nền tảng pháp lý cho mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến Đức với tư cách người lao động lành nghề hoặc nhận đào tạo để đạt được chứng chỉ lao động lành nghề. Đặc biệt, trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ (bao gồm điều dưỡng và chăm sóc người lớn tuổi), Đức đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Nhiều người Việt trẻ đã đến Đức trong thập kỷ vừa qua để làm việc trong lĩnh vực này và nhiều người chuẩn bị bước vào hành trình ấy.
Vậy, những cá nhân đang tận tụy làm việc ngày đêm trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và y tế của Đức để đảm bảo rằng tất cả những người có nhu cầu đang được chăm sóc tốt, đang phục hồi tốt, hay được ra đi thanh thản - Họ là ai?
Bộ phim tài liệu "Ai quan tâm những người chăm sóc?” làm sáng tỏ những nỗ lực hàng ngày của các bác sĩ, hộ sinh, và y tá khi họ cố gắng chăm sóc tận tình mọi người - từ khi sinh ra cho tới khi mất đi. Bất chấp những hạn chế tài chính và lịch trình nghiêm ngặt do hệ thống áp đặt, họ vẫn làm việc quá giới hạn của mình để gìn giữ tính nhân văn, sự thân mật, và sự ấm áp
.
Với sự kiện này, Goethe-Institut Hà Nội và Viện Friedrich-Ebert-Stiftung tại Việt Nam muốn cung cấp cái nhìn chân thực về thực tế công việc trong ngành chăm sóc của Đức. Khán giả có cơ hội thảo luận với một trong những đạo diễn của bộ phim “Ai quan tâm những người chăm sóc”, ông Stephan Witthöft, cũng như lắng nghe những chia sẻ của cô Nguyễn Thị Sen, người đã làm việc tại Đức với tư cách là một y tá từ năm 2013. Phiên thảo luận này do Tiến sĩ Trần Thị Minh, một người đang làm việc trong lĩnh vực đào tạo chuẩn bị cho những người Việt sang Đức học nghề - điều phối.
Quay lại