Giấy phép lao động
Bạn không đến từ liên minh châu Âu (EU) hoặc từ khu vực kinh tế châu Âu? Nếu vậy, bạn cần có giấy phép lao động / giấy phép đi làm ở Đức. Liệu bạn có được đi làm ở Đức và làm bao nhiêu đều có ghi trong giấy phép cư trú của bạn.
Bằng cấp và chứng nhận bằng cấp
Bạn đã học nghề, có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp phổ thông ở quê nhà? Bạn cần đem những bằng cấp/giấy tờ này đi dịch và công chứng. Công chứng nghĩa là một cơ quan hành chính sẽ kiểm tra xem liệu những giấy tờ này có thật hay không. Tốt nhất bạn hãy để một cơ quan ở quê bạn làm điều này. Đôi khi, bằng tốt nghiệp của bạn không có giá trị ở Đức. Ngay từ khi ở nhà, bạn đã có thể kiểm tra điều này (Công nhận bằng cấp nước ngoài). Cả trên trang mạng "Công nhận bằng cấp ở Đứca> Công nhận bằng cấp nước ngoài (die Anerkennung ausländischer Abschlüsse): Ở Đức có nhiều ngành nghề (ví dụ như bác sĩ hoặc giáo viên) mà bạn chỉ được phép làm việc khi đã có những bằng cấp nhất định. Qua quá trình công nhận, người ta kiểm tra trình độ giáo dục và bằng cấp của những người nhập cư. Liệu quá trình đào tạo có được công nhận tương đương với đào tạo ở Đức? Nếu thế, bạn cũng có thể dùng bằng cấp này để làm việc này ở Đức. Bạn hãy xem những thiết kế đồ họa thông tin của chúng tôi
Chỗ làm trống
Bạn có giấy phép lao động? Nếu vậy, bạn có thể tìm việc làm. Có rất nhiều khả năng lựa chọn: bạn có thể tìm được tin rao việc trên mạng, trên báo hoặc qua trung tâm giới thiệu việc làm/ Job-Center. Thường thì trên báo, bạn chỉ tìm được những chỗ làm trong vùng. Những những lời rao việc này còn đang mới. Trên mạng thì tuy có rất nhiều lời rao việc, nhưng chúng không phải lúc nào cũng mới. Job-Center tư vấn và tìm chỗ làm thích hợp cho bạn. Nhưng bạn cũng có thể hỏi trực tiếp ở một công ty. Đôi khi ở đó có chỗ trống nhưng lại không đưa lên mạng hoặc lên báo. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể tìm được chỗ làm trống trên trang mạng của một công ty.
Ngoài ra còn có BIZ (Trung tâm cung cấp thông tin nghề nghiệp) của trung tâm giới thiệu việc làm (Arbeitsagentur): Ở đó, bạn có thể tìm được những lời rao việc cũng như nhiều thông tin về chủ đề công việc và nghề nghiệp. Bạn có thể lập hồ sơ cá nhân của mình trên mạng. BIZ cũng tư vấn nghề nghiệp, nếu bạn không biết mình có thể làm gì hoặc muốn làm gì. Cả việc đi thực tập ở một công ty có thể rất có ích: Bạn làm quen với công việc và kết nối các mối quan hệ.
Xin việc
Xin việc là bước đầu tiên dẫn vào thị trường lao động. Đặc biệt quan trọng chính là hồ sơ xin việc. Bạn cần có thư xin việc (thư gửi công ty), ảnh xin việc đàng hoàng, bản lý lịch tự thuật và bằng cấp (bằng tiếng Đức). BIZ có mở các khóa học về: "Xin việc ở Đức". Bạn học về quá trình xin việc trông ra sao và cách chuẩn bị cho buổi phỏng vấn như thế nào.
Ở nhiều thành phố còn có tư vấn dành cho người nhập cư. Ở đây, bạn được hỗ trợ trong quá trình tìm việc và xin việc (bạn hãy xem mục Tổng cục quản lý xuất nhập cảnh và dân tị nạn). Đối với thanh niên đến 27 tuổi còn có buổi tư vấn đặc biệt từ Ban hội nhập thanh thiếu niên di cư.
Phỏng vấn chị Vũ Phương Linh, chủ đề „Cuộc sống và nghề nghiệp của tôi ở Đức“
Bạn có thể xem các bài phỏng vấn khác về cuộc sống ở Đức trên trang Web của Viện Goethe Hà Nội:
Links đến các chủ đề
Video International Sign
Bạn có câu hỏi nào nữa không? Nếu có, hãy viết cho chúng tôi theo tờ mẫu liên hệ. Chúng tôi sẽ chuyển tiếp câu hỏi của bạn đến cán bộ tư vấn của Cơ quan Hỗ trợ thanh thiếu niên có nguồn gốc nhập cư.
Dẫn đến tờ mẫu liên hệ