Thai ngén
Cuộc sống với con bắt đầu từ khi bạn mang thai. Nếu bạn muốn hỏi về chủ đề thai ngén, bạn có thể đi tư vấn thai kì.
Khi mang thai, bạn thường xuyên phải đến chỗ bác sĩ phụ sản. Bác sĩ sẽ trả lời những câu hỏi của bạn và kiểm tra sức khỏe con bạn. Bà đỡ cũng có nhiệm vụ tương tự. Bà ấy tư vấn và giúp bạn khi thai ngén cũng như sau khi bạn sinh con. Bà đỡ cũng có mặt khi bạn sinh. Bác sĩ đa khoa có thể giúp bạn tìm bác sĩ phụ sản và/hoặc bà đỡ. Nhiều phụ nữ cũng tham gia khóa chuẩn bị cho việc sinh nở. Ở đây, bạn nhận được nhiều lời khuyên bổ ích về việc sinh con. Bạn cũng tiếp xúc với những bà mẹ đang mang thai khác.
Bảo vệ bà mẹ, thời gian nghỉ trông con và tiền nghỉ trông con
Nếu bạn có một chỗ làm ổn định, trước khi sinh bạn đã có thể hưởng chế độ bảo vệ bà mẹ, nghĩa là bạn không phải đi làm. Trong phần lớn các nghề thì đó thường là 6 tuần trước khi sinh. Chế độ bảo vệ bà mẹ kéo dài tổng cộng 14 tuần. Thời hạn này có thể dài hơn. Trong thời gian ấy, chủ lao động không được phép thôi việc bạn. Sau giai đoạn bảo vệ bà mẹ, bạn có thể xin thời gian nghỉ trông con: Bạn ở nhà cho đến khi con bạn tròn 3 tuổi. Sau ba năm bạn có thể quay lại chỗ làm.
Trong 12 tháng đầu của thời gian nghỉ trông con, bạn nhận được tiền nghỉ trông con. Nếu chồng/vợ bạn cũng xin thời gian nghỉ trông con thì tổng cộng là 14 tháng. Số tiền nghỉ trông con tính theo lương có thuế của bạn. Bạn phải đặt đơn xin số tiền này. Bạn cũng nhận được tiền, ngay cả khi bạn không đi làm. Ngoài tiền nghỉ trông con, bạn còn có thể xin tiền nuôi con nữa. Bạn nhận được số tiền này ít nhất là đến khi con bạn tròn 18 tuổi. Những người có thu nhập thấp và đáp ứng được một số điều kiện nhất định có thể nhận được tiền trợ cấp nuôi con.
Kiểm tra sức khỏe định kì
Con bạn thường xuyên phải tới khám ở chỗ bác sĩ nhi. Mỗi lần đến khám, bác sĩ sẽ ghi vào một cuốn sổ theo dõi đặc biệt. Đây là những đợt kiểm tra định kì. Ngay cả khi con bạn không bị ốm, bạn cũng vẫn phải làm điều này. Bác sĩ nhi cũng đảm nhiệm tiêm phòng cho con bạn.
Trông trẻ
Bạn muốn đi làm sớm hơn, nếu vậy bạn cần tìm chỗ trông con bạn. Có nhiều khả năng lựa chọn. Trẻ dưới 3 tuổi có thể tới nhà trẻ mầm non hoặc đến chỗ người trông trẻ tư nhân. Trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể tới nhà mẫu giáo hoặc nhà trẻ (xem mục; "Khuyến khích sớm"). Trẻ từ 6 hoặc 7 tuổi phải đến trường. Đó chính là giáo dục bắt buộc (xem mục: "Trường học và học nghề"). Nếu bạn đi làm, con bạn có thể tới trường học cả ngàyhoặc sau khi tan trường, con bạn có thể đến lớp học bán trú. Con bạn có thể ở đó đến 16 hoặc 17h. Thường thì trẻ cũng ăn trưa ở đây.
Sử dụng thời gian rỗi
Trong thời gian rỗi, bạn có thể tổ chức nhiều hoạt động với con: Đối với trẻ nhỏ, có các sân chơi ngoài trời. Những bé lớn hơn có thể tới hiệp hội thể thao. Vào mùa hè, ở đâu cũng có các bể bơi ngoài trời, vào mùa đông lại có các bể bơi trong nhà. Vào các dịp nghỉ hè, các thành phố đều có những hoạt động đặc biệt dành cho trẻ em mà không mất nhiều tiền. Bạn tìm được thông tin ở sở thanh thiếu niên (Jugendamt) và tòa thị chính (Rathaus) của thành phố. Nhiều hiệp hội cũng có các hoạt động trong thời gian rỗi cho trẻ em (xem mục "Thời gian rỗi").
Nhiều trẻ em người Đức tổ chức sinh nhật ở nhà. Trẻ mời các bạn khác đến. Nếu con bạn nhận được giấy mời và đến dự tiệc sinh nhật, bé sẽ nhanh chóng tìm được bạn bè. Thỉnh thoảng trẻ cũng mời bạn đến ngủ ở nhà mình. Điều này cũng giúp con bạn tìm được bạn bè.
Cãi cọ, khủng hoảng và bạo lực trong gia đình
Những hình dung khác nhau, sự ghen tuông hoặc những tình huống không mong đợi trong cuộc sống có thể dẫn đến cãi cọ và khủng hoảng trong gia đình. Văn phòng tư vấn cho các cặp đôi có thể giúp bạn tìm ra giải pháp. Ngoài ra bạn có cơ hội được tư vấn và giảm bớt những gánh nặng trong gia đình.
Những người bị đè nén, ép buộc, bị đe dọa trong chính gia đình mình hoặc những người bị bạo lực thể xác, bạo lực tình dục cần được giúp đỡ. Thông tin và số điện thoại khẩn cấp có trên trang mạng của Văn phòng Liên bang về gia đình. Cũng có những trợ giúp đặc biệt dành cho phụ nữ.
Phỏng vấn chị Ha Dinh De Soghe, chủ đề „Cuộc sống gia đình của tôi ở Đức“
Bạn có thể xem các bài phỏng vấn khác về cuộc sống ở Đức trên trang Web của Viện Goethe Hà Nội:
Video International Sign
Bạn có câu hỏi nào nữa không? Nếu có, hãy viết cho chúng tôi theo tờ mẫu liên hệ. Chúng tôi sẽ chuyển tiếp câu hỏi của bạn đến cán bộ tư vấn của Cơ quan Hỗ trợ thanh thiếu niên có nguồn gốc nhập cư.
Dẫn đến tờ mẫu liên hệ