Auf einem Tisch steht eine Tüte mit dem Apotheken-Symbol. Daneben stehen verschiedene Medikamente, Handtücher und eine Wärmflasche. © Goethe-Institut

Biết làm gì khi bị bệnh?

Đối với những bệnh nhẹ như cảm cúm hoặc đau đầu, bạn có thể ra hiệu mua thuốc. Đối với những bệnh khác, bạn cũng có thuốc nhưng chỉ khi bạn có đơn thuốc. Đơn thuốc phải do bác sĩ cấp. Bạn cầm đơn thuốc này ra hiệu mua thuốc. Thường thì bạn chỉ phải trả một phần tiền. 

Các hiệu thuốc thường mở cửa từ thứ 2 đến thứ 6 từ 8-18h hoặc 18h30, vào thứ bảy đến 13h. Trong các thành phố có một số cửa hàng thuốc mở cửa đến 20h. Vào cuối tuần và ban đêm thì có dịch vụ cấp cứu.

Eine Person liegt krank im Bett. Auf dem Nachttisch sind Taschentücher, Nasenspray, Medikamente und eine Tasse Tee zu sehen. © Goethe-Institut

Đi bác sĩ

Bạn cảm thấy rất mệt? Nếu vậy, tốt nhất là bạn lấy hẹn ở chỗ bác sĩ đa khoa. Con bạn bị ốm? Nếu vậy, bạn hãy tới bác sĩ nhi. Thường thì bạn chỉ có thể đi bác sĩ từ thứ hai đến thứ sáu. Nhưng vào cuối tuần và ban đêm vẫn có ban trực y tế.

Khi đi bác sĩ, bạn cần đem theo thẻ bảo hiểm y tế, thẻ khám sức khỏe. Khi tới khám lần đầu, bạn sẽ phải điền mẫu đơn có những câu hỏi về thông tin cá nhân cũng như về bệnh trạng của bạn. Sau khi đăng kí, bạn đợi ở phòng chờ. Người ra sẽ gọi tên bạn. Thường thì bạn chỉ phải đợi vài phút, nhưng đôi khi cũng có thể lâu hơn cả tiếng đồng hồ.

Trong phòng khác, bác sĩ sẽ trò chuyện với bạn trước. Khi đó, bạn hãy miêu tả thật kĩ triệu chứng của bạn. Bạn đau ở đâu? Từ khi nào? Trước đây bạn đã từng đau như thế chưa? Sau khi trò chuyện, bác sĩ sẽ khám cho bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ xác định bệnh lý rồi nói cho bạn biết bạn bị bệnh gì.

Bạn không phải trả tiền khám bác sĩ nếu bạn được bảo hiểm y tế theo luật định. Riêng các dịch vụ khám bổ sung thì bạn phải tự trả tiền. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về điều này.

Báo ốm và bác sĩ chuyên môn

Sau khi khám, có thể các sĩ sẽ cấp giấy báo ốm cho bạn. Thường thì bác sĩ cũng cấp luôn đơn thuốc. Cũng có thể bạn còn nhận được hẹn khám tiếp theo hoặc bác sĩ đa khoa sẽ gửi bạn đến chỗ bác sĩ chuyên môn, ví dụ như bác sĩ tai-mũi-họng, bác sĩ xương khớp hoặc bác sĩ phụ khoa. Bạn sẽ nhận được giấy giới thiệu để bác sỹ gia đình của bạn nắm được thông tin. Bác sỹ chuyên khoa sẽ khám lại cho bạn một lần nữa.

Kiểm tra sức khỏe để phòng bệnh

Kiểm tra sức khỏe để phòng bệnh, để không bị ốm đau hoặc để sớm nhận biết được bệnh tật. Theo luật người ta có quyền được bảo hiểm chi trả cho một vài lần khám  còn những lần khác phải tự thanh toán.
 
Đối với trẻ em có loại hình kiểm tra sức khỏe được gọi là U-Untersuchungen để theo dõi quá trình phát triển của trẻ. Ngoài ra còn có tiêm phòng chống các loại bệnh truyền nhiễm như bệnh sởi, ho gà và quai bị.
Từ 35 tuổi trở lên có khám để phát hiện sớm các bệnh về thận, tim, tuần hoàn, tiểu đường và ung thư. Riêng phụ nữ có khám ngực.
 
Có những loại hình khám sức khỏe nhất định tùy theo giới tính, độ tuổi, bệnh tật trong gia đình hoặc trong trường hợp có người mang thai.
Đặc biệt để sang Đức hay để sống ở Đức việc tiêm chủng phòng tránh một số bệnh nhất định được khuyến cáo. Bạn hãy nói chuyện với bác sỹ về việc này.

Những số điện thoại quan trọng nhất trong trường hợp khẩn cấp

Tất cả số điện thoại khẩn cấp đều miễn phí và có thể được gọi đến không mất tiền từ bất kỳ máy điện thoại nào.
 
Cảnh sát: 110
Cảnh sát chịu trách nhiệm về các tình huống khẩn cấp không thuộc lĩnh vực y tế, tội phạm và tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Bạn hãy nêu tên và nói rõ:
Sự việc xảy ra ở đâu?
Chuyện gì đã xảy ra?
Có bao nhiêu người liên đới?
Có những thương tích nào?
Chờ những câu hỏi lại! 

Nahaufnahme auf ein Polizeiauto von der Seite mit dem Schriftzug "Polizei" © Goethe-Institut
 
Cứu hỏa/Cuộc gọi khẩn cấp/Cấp cứu : 112
 
112 là số để gọi trong các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng như bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tai nạn nghiêm trọng. Khi bạn không chắc chắn về mức độ nghiêm trọng của chấn thương, đừng ngần ngại gọi xe cấp cứu. Trong trường hợp nghiêm trọng việc làm đó có thể cứu được mạng sống của con người.

Ansicht auf das geschlossene Tor eines Feuerwehrgebäudes, durch die Fenster ist ein Feuerwehrauto sichtbar. © Goethe-Institut
 
Dịch vụ y tế khẩn cấp: 116117
 
Trong trường hợp khẩn cấp bạn có thể liên hệ với dịch vụ khẩn cấp vào cuối tuần.
Bạn có thể đi thẳng đến phòng khám cấp cứu gần nhất. Những phòng khám này thường phối hợp với bệnh viện và họ mở cửa đến 22h tối cũng như làm việc cả vào những ngày lễ. Ngoài ra, bạn cũng có thể gọi số 116117. Cuộc gọi này miễn phí và luôn có thể liên lạc được trên phạm vi cả nước. Người ta sẽ giới thiệu bạn đến một bác sĩ gần đó. Nếu bạn cần được thăm khám tại nhà, họ sẽ sắp xếp cho bạn.
 
Dịch vụ khám nha khoa cấp cứu: 01805/986700
Ở đây bạn nhận được số điện thoại của các phòng khám và có thể gọi trực tiếp đến đó.

Man sieht den oberen Teil eines grauen Gebäudes mit einem Schild, das ein rotes Kreuz auf weißem Grund zeigt. © Goethe-Institut
 
Trẻ em
Đối với trẻ em, về cơ bản vẫn sử dụng những số điện thoại liên lạc và các tiêu chí giống như dành cho người lớn.
Khi tiếp xúc với trẻ nhỏ có một điều quan trọng nữa là bạn cần nắm rõ các quy tắc ứng xử quan trọng nhất để có thể xử trí thật nhanh và chính xác. Trước hết bạn nên an ủi và dỗ dành khi trẻ ngã. Điều quan trọng là phải giữ được bình tĩnh để có thể chăm sóc trẻ thật nhanh, không làm cho trẻ thêm hoảng sợ và gọi số điện thoại khẩn cấp cần thiết. Bạn nên có sẵn trong nhà một hộp đựng dụng cụ sơ cứu đầy đủ để có thể đặt ga rô cầm máu hoặc dùng băng y tế vô khuẩn để xử lý vết thương, vết rách hở.
 
Số điện thoại tư vấn cho trẻ em và thiếu niên: 0800/1110333
Cho trẻ em và thiếu niên khi gặp rắc rối, lo lắng từ các trang Web và khi bị lạm dụng tình dục.
 
Số điện thoại tư vấn dành cho các bậc cha mẹ: 0800/1110550
 
Cho các vấn đề về giáo dục, lo lắng từ các trang Web, lạm dụng tình dục trẻ em và tất cả các vấn đề về con cái của cha mẹ.
 
Số điện thoại trợ giúp cho vấn đề "Bạo lực đối với phụ nữ": 08000/116016
 
Dịch vụ tư vấn trên toàn liên bang dành cho phụ nữ bị bạo hành, những người xung quanh họ cũng như các nhân viên chuyên môn. Tư vấn miễn phí, ẩn danh, 24/24 và 365 ngày một năm.
 
Số điện thoại trợ giúp cho những người mang thai cần sự giúp đỡ (ẩn danh và đáng tin cậy): 08000/ 4040020
 
Số điện thoại để chăm sóc về mặt tinh thần: 0800/1110111
 
Khi gặp vấn đề và bị khủng hoảng ví dụ như có vấn đề với những người xung quanh, bị bắt nạt ở trường và ở chỗ làm, mất việc làm, nghiện ngập, bệnh tật, cô đơn, khủng hoảng tâm lý, gặp các vấn đề về tâm linh bạn có thể gọi đến đây.

Số điện khẩn để khóa dịch vụ: 116116
Để khóa các loại thẻ như thẻ EC, thẻ tín dụng cũng như chứng minh thư nhân dân khi ví dụ những thứ này bị đánh cắp hoặc bị mất.

Các loại bảo hiểm khác nhau

Bất cứ ai cũng sống cùng với rủi ro: Rủi như bệnh tật hoặc mất khả năng lao động. Trong một tình huống như thế bỗng nhiên bạn phải chi phí nhiều hơn. Để không phải một mình gánh hết những chi phí này, người ta có thể mua bảo hiểm: Mỗi tháng hoặc mỗi năm bạn trả tiền cho một hãng bảo hiểm. Khi đau ốm hoặc mất khả năng lao động, bạn nhận được tiền bảo hiểm. Một vài bảo hiểm ở Đức là bắt buộc: Bất cứ ai cũng phải có những bảo hiểm này. Các bảo hiểm khác là tự nguyện: Bạn có thể mua những bảo hiểm đó nếu bạn muốn.

Bảo hiểm bắt buộc

Những bảo hiểm bắt buộc quan trọng nhất đó là bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm y tế chi trả khi bạn đi bác sĩ hoặc khi bạn cần thuốc thang. Bảo hiểm thất nghiệp trả tiền cho bạn suốt một năm nếu như bạn mất chỗ làm và vẫn chưa có việc làm mới. Cả bảo hiểm hưu trí cũng bắt buộc đối với người lao động: Khi bạn già đi, bạn sẽ không thể làm việc được nữa. Khi đó bảo hiểm hưu trí sẽ trả tiền sinh hoạt phí cho bạn. Bạn có chủ lao động? Nếu vậy, bạn sẽ không phải trả tiền bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội một mình. Chủ lao động của bạn trả gần một nửa số tiền đó. Nếu bạn có xe ô tô hoặc xe máy, bạn cũng cần có bảo hiểm xe gắn máy. Bạn gây tai nạn và làm hỏng xe người khác? Bảo hiểm xe gắn máy sẽ trả tiền sửa chữa hoặc một phần trong số đó.

Ein Auto hat in der deutliche Kratzer in der Tür. © Goethe-Institut

Bảo hiểm tự nguyện

Những loại bảo hiểm tự nguyện quan trọng nhất đó là bảo hiểm rủi ro, bảo hiểm đồ đạc trong nhà và bảo hiểm nhân thọ. Bạn làm hỏng thứ gì đó của người khác? Nếu vậy, bảo hiểm rủi ro sẽ trả. Bảo hiểm đồ đạc trong nhà sẽ trả khi đồ đạc trong nhà bị hỏng, ví dụ như do lụt lội. Còn bảo hiểm nhân thọ trả khi bạn qua đời. Con cái bạn sẽ nhận số tiền ấy. 

Còn có rất nhiều các loại bảo hiểm khác nữa. Ví dụ như bảo hiểm tai nạn tư nhân trả tiền khi bạn gây tai nạn trong thời gian rỗi. Bảo hiểm pháp luật trả cho những trợ giúp pháp lý, ví dụ như cho luật sư. Còn có cả các bảo hiểm cho khoản vay tín dụng, du lịch hoặc thú nuôi. Nhưng bạn hãy kiểm tra cẩn thận xem bạn cần những bảo hiểm nào. Bởi vì loại bảo hiểm cũng đều mất tiền.

Video International Sign

Những câu hỏi thường gặp

Bạn có câu hỏi nào nữa không? Nếu có, hãy viết cho chúng tôi theo tờ mẫu liên hệ. Chúng tôi sẽ chuyển tiếp câu hỏi của bạn đến cán bộ tư vấn của Cơ quan Hỗ trợ thanh thiếu niên có nguồn gốc nhập cư. 

Dẫn đến tờ mẫu liên hệ