Tài khoản
Nếu bạn sống và làm việc ở Đức, bạn cần mở tài khoản. Bạn có thể mở tài khoản ở một nhà băng hoặc ngân hàng. Phần lớn các nhà băng và ngân hàng đều có trụ sở chính và nhiều chi nhánh. Một số nhà băng chỉ sử dụng được qua mạng. Thường thì bạn phải trả lệ phí cho tài khoản. Riêng học sinh và sinh viên hay được miễn phí. Có nhiều loại tài khoản khác nhau: Đối với tài khoản dương thì bạn chỉ có thể rút số tiền mà bạn bỏ vào tài khoản trước đó. Đối với tài khoản âm (Dispo) bạn còn có thể rút tiền ngay cả khi bạn không còn tiền trong tài khoản nữa. Nhà băng cho bạn vay một khoản nhất định. Nhưng bạn phải trả lại cho nhà băng không chỉ số tiền này, mà còn cả lãi suất. Thường thì lãi suất rất cao.
Mở tài khoản
Bạn muốn mở một tài khoản? Nếu vậy, bạn có thể tới bất cứ chi nhánh nào. Việc đầu tiên mà nhà băng hoặc ngân hàng làm là kiểm tra danh tính của bạn. Thế nên bạn phải cầm chứng minhthư hoặc hộ chiếu theo.
Ở nhiều nhà băng, bạn cũng có thể mở tài khoản qua mạng hoặc qua bưu điện. Bạn có thể sử dụng quá trình chứng thực qua bưu điện: Bạn nhận được giấy tờ từ nhà băng hoặc ngân hàng. Bạn đem số giấy tờ đó và chứng minh thư hoặc hộ chiếu của bạn ra bưu điện. Ở đó người ta sẽ chứng thực cho bạn. Đôi khi bạn cũng cần cả giấy đăng kí cư trú để mở tài khoản.
Chuyển khoản
Bạn cần có tài khoản giao dịch để dùng cho tiền thuê nhà và lương của bạn. Chủ lao động trả lương cho bạn bằng cách chuyển khoản. Và bạn cũng thường phải trả tiền thuê nhà bằng cách chuyển khoản. Bạn có thể sử dụng cách chuyển khoản lâu dài để thực hiện chuyển khoản thường xuyên. Còn với các chuyển khoản khác, nhà băng hoặc ngân hàng sẽ đưa cho bạn mẫu đơn chuyển khoản. Bạn muốn chuyển bao nhiêu tiền? Ai nhận số tiền này? Bạn điền những thông tin ấy lên mẫu đơn chuyển khoản. Sau đó bạn nộp mẫu đơn chuyển khoản cho nhà băng/ngân hàng. Bạn muốn chuyển tiền qua mạng? Vậy thì khi mở tài khoản, bạn hãy nói là bạn muốn sử dụng nhà băng trực tuyến hoặc nhà băng tại gia. Kể từ năm 2014 hệ thống thanh toán SEPA được triển khai tại 34 quốc gia châu Âu (số liệu tháng 7/2018) để đơn giản hóa việc chuyển tiền (Euro). IBAN thay thế số tài khoản ngân hàng và BIC thay mã ngân hàng. Ví dụ bạn sẽ thấy số IBAN và BIC trên thẻ EC của bạn.
Thẻ EC và thẻ tín dụng
Với tài khoản giao dịch, bạn nhận được thẻ EC. Nếu muốn, bạn cũng có thể nhận được một thẻ tín dụng khác (ví dụ như MasterCard, Visa). Thường thì bạn phải trả phí cho thẻ tín dụng. Nhà băng hoặc ngân hàng thường gửi thẻ EC và/hoặc thẻ tín dụng qua đường bưu điện. Bạn phải kí tên lên thẻ. Vài ngày sau bạn sẽ nhận được qua đường bưu điện mật mã cho thẻ của bạn, số PIN. Bạn phải ghi nhớ số mật mã này.
Bạn có thể dùng thẻ EC để rút tiền từ tất cả các máy rút tiền tự động. Bạn luôn cần đến số mật mã cho việc này. Bạn có thể dùng thẻ tín dụng để thanh toán trong một số cửa hàng và trên mạng. Bạn có thể gửi tiền mặt ở chi nhánh nhà băng/ngân hàng của bạn.
Nếu bạn mất thẻ EC hoặc thẻ tín dụng hoặc thẻ của bạn bị đánh cắp bạn cần khóa thẻ nhanh nhất có thể: Số điện khẩn để khóa thẻ: 116116
Lãi suất
Nhà băng hoặc ngân hàng sẽ trả lãi suất cho số tiền trong tài khoản của bạn. Bạn chỉ nhận được ít lãi suất cho số tiền trong tài khoản giao dịch. Nếu muốn tiết kiệm tiền, bạn có thể mở Tsổ tiết kiệm mỗi ngày hoặc sổ tiết kiệm. Nếu vậy, bạn sẽ nhận được nhiều lãi suất hơn so với tài khoản giao dịch.
Video International Sign
Những câu hỏi thường gặp
Bạn có câu hỏi nào nữa không? Nếu có, hãy viết cho chúng tôi theo tờ mẫu liên hệ. Chúng tôi sẽ chuyển tiếp câu hỏi của bạn đến cán bộ tư vấn của Cơ quan Hỗ trợ thanh thiếu niên có nguồn gốc nhập cư.
Dẫn đến tờ mẫu liên hệ