Đồng nghiệp
Trong những ngày đầu ở chỗ làm mới, bạn sẽ làm quen với các đồng nghiệp và công việc của mình. Sau vài ngày, thường thì bạn có thể xưng "bạn" với những đồng nghiệp của bạn. Riêng với sếp của bạn thì khác. Bạn luôn xưng "ngài" với người đó. Nhưng về điều này thì mỗi công ty mỗi khác. Bạn hãy ôn luyện tiếng Đức dùng cho công việc trên Website của Viện Goethe.
Bảo vệ người lao động
Ở Đức có luật bảo vệ người lao động: Công ty phải tuân thủ theo những qui tắc nhất định liên quan đến an toàn và sức khỏe của người lao động. Ví dụ như: quần áo lao động nhất định, những giờ nghỉ và thời gian làm việc đều đặn. Trong những công ty lớn còn có đại diện người lao động, hội đồng đại diện công nhân xí nghiệp. Nếu bạn gặp phải vấn đề, bạn có thể nói với hội đồng đại diện công nhân xí nghiệp. Họ sẽ nói chuyện với sếp của bạn.
Thời gian làm việc và nghỉ phép
Thời gian làm việc phụ thuộc vào nghề nghiệp của bạn. Ví dụ như nếu bạn là y tá trong bệnh viện, bạn làm việc theo ca: Lúc thì ca sáng, ca tối hoặc ca đêm. Trong văn phòng thường bạn có giờ làm qui định. Bạn bắt đầu ngày làm việc vào buổi sáng và kết thúc sau 8 hoặc 9 tiếng làm việc. Thường thì bạn cũng hay có thời gian linh động khi làm trong văn phòng. Ví dụ như bạn có thể bắt đầu lúc 8 hoặc 9 giờ vào buổi sáng và buổi tối về sớm hoặc muộn hơn. Dù làm việc ở đâu, ít nhất bạn cũng được nghỉ giải lao một lần, thường là nghỉ trưa khoảng 30 hoặc 60 phút. Bạn cũng thường làm 38 - 40 tiếng một tuần. Nhưng cũng có thể làm việc bán thời gian, ví dụ 50%, khoảng 20 tiếng một tuần. Nếu bạn có con hoặc muốn làm thêm thì đây là một khả năng cho bạn.
Bất cứ người lao động nào cũng có số ngày phép nhất định trong năm. Bạn phải xin nghỉ phép và sếp bạn phải đồng ý. Thường thì bạn có thể nghỉ phép bất cứ lúc nào bạn muốn. Nhưng thỉnh thoảng bạn cũng không được nghỉ phép nếu trong công ty đang có rất nhiều việc. Có đôi khi bạn buộc phải nghỉ phép vì toàn bộ công ty đều nghỉ phép. Trong khi nghỉ phép, bạn vẫn tiếp tục nhận lương/thu nhập. Nếu bạn bị ốm, bạn phải báo ngay cho chủ lao động và đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ cấp cho bạn giấy báo ốm để nộp cho chủ lao động. Bạn phải nộp giấy báo ốm cho công ty càng nhanh càng tốt. Thường thì sau ba ngày ốm, chủ lao động sẽ cần đến giấy báo ốm từ bác sĩ của bạn (xem mục "Sức khỏe").
Quần áo lao động
Trong một số nghề, bạn phải mặc quần áo lao động, ví dụ như trên công trường để tránh bị thương. Thỉnh thoảng bạn cũng mặc đồng phục, ví dụ như khi làm việc ở sân bay. Hoặc bạn phải mặc áo T-Shirt có in khẩu hiện của công ty. Có như thế khác hàng mới biết được bạn là người làm ở đó.
Xin thôi việc
Bạn không thể hoặc không muốn làm cho công ty của bạn nữa, bạn phải xin thôi việc. Đơn xin hủy hợp đồng làm việc luôn phải viết thành văn bản. Và cũng có cả hạn xin thôi hợp đồng. Thường thì hạn xin thôi hợp đồng là 3 tháng.
Bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo nâng cao
Nếu bạn đã được đào tạo hoặc học đại học, đã đi làm một thời gian bạn có thể tiếp tục học nâng cao. Bạn đào sâu, mở mang hoặc cập nhật những hiểu biết và kỹ năng của mình. Đặc biệt các Trường đào tạo bồi dưỡng (gọi là Volkshochschulen) đưa ra chương trình đào tạo phong phú và đa dạng.
Video International Sign
Những câu hỏi thường gặp
Bạn có câu hỏi nào nữa không? Nếu có, hãy viết cho chúng tôi theo tờ mẫu liên hệ. Chúng tôi sẽ chuyển tiếp câu hỏi của bạn đến cán bộ tư vấn của Cơ quan Hỗ trợ thanh thiếu niên có nguồn gốc nhập cư.
Dẫn đến tờ mẫu liên hệ