Những giấy tờ quan trọng khi bắt đầu đi làm
Bạn đã tìm được một công việc ổn định ở Đức? Nếu vậy, bạn là người lao động. Bạn cần một số giấy tờ để nộp cho chủ lao động. Trước hết, bạn cần chứng minh được bạn có bảo hiểm y tế. Bạn lấy giấy chứng nhận này ở hãng bảo hiểm y tế của bạn. Ở Đức, người nào cũng phải có bảo hiểm y tế. Thường thì bạn còn cần cả bản điều tra lý lịch hình sự (polizeiliches Fürhungszeugnis). Bạn lấy giấy này ở nơi đăng kí cư trú(Einwohnermeldeamt).
Bảo hiểm và thuế
Là người lao động, bạn có bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm thất nghiệp. Và bạn không phải làm gì hết, những bảo hiểm này bạn tự động nhận được. Chủ lao động trả một phần bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm thất nghiệp cho bạn. Phần kia là do bạn trả. Khoản tiền này sẽ tự động được trừ từ lương/thu nhập của bạn. Bạn cũng cần cả mã số thuế và thẻ thuế thu nhập điện tử. Cả hai thứ này bạn đều nhận được từ sở tài chính (Finanzamt). Bạn không phải tự mình trả tiền thuế. Sở tài chính (Finanzamt) thu thuế trực tiếp từ lương/thu nhập của bạn.
Hợp đồng lao động
Mỗi người lao động đều nhận được một hợp đồng lao động. Bạn và chủ lao động cùng kí hợp đồng này. Bạn hãy đọc thật kĩ hợp đồng lao động rồi hãy kí. Nếu không chắc chắn lắm, bạn hãy hỏi lại: Phòng tư vấn cho người nhập cư(Migrationsberatung für erwachsene Zuwanderer - MBE) dành cho người lớn. Thanh thiếu niên đến 27 tuổi có thể nhận được thông tin từ Ban hội nhập thanh thiếu niên di cư (Jugendmigrationsdienste - JMD). Trong hợp đồng lao động có ghi rõ tất cả các qui định. Bạn và chủ lao động phải tuân thủ theo những qui định này. Ở đây có cả những thông tin như: Bạn kiếm được bao nhiêu mỗi tháng? Bạn có bao nhiêu ngày phép? Bạn phải làm gì, nếu bạn bị ốm? Thường thì khi mới vào làm, bạn phải qua thời gian thử việc. Thời gian thử việc có độ dài khác nhau. Đôi khi đó chỉ là vài tuần, đôi khi cả nửa năm. Trong thời gian thử việc, chủ lao động sẽ quan sát bạn kĩ hơn. Người ấy quyết định việc liệu bạn có tiếp tục làm việc trong công ty sau khi thời gian thử việc kết thúc. Và bạn cũng có quyền quyết định việc liệu bạn có muốn tiếp tục làm công việc này sau thời gian thử việc. Trong thời gian thử việc, thời hạn xin kết thúc hợp đồng thường ngắn hơn (thường là 2 đến 3 tuần), sau đó là 3 tháng.
Minijobs
Ở Đức còn có cả Minijobs/520-Euro-Jobs. Minijob là công việc chỉ đem lại cho bạn tối đa 520 € mỗi tháng. Bạn cũng nhận được bảo hiểm y tế và bảo hiểm hưu trí. Nhưng chỉ có chủ lao động của bạn trả, bạn không phải trả gì. Riêng bảo hiểm thất nghiệp là bạn không có.
Làm việc tự lập
Bạn làm việc tự lập, nghĩa là bạn không phải người lao động có chủ? Nếu vậy, bạn cũng cần có bảo hiểm y tế. Bạn phải tự mình trả khoản bảo hiểm y tế này. Nếu bạn có cả bảo hiểm hưu tríthì càng tốt. Ở một số ngành nghề, ví dụ như thợ thủ công hoặc bà đỡ, người ta bắt buộc phải có bảo hiểm hưu trí. Bạn lên sở tài chính để nhận mã số thuế. Sở tài chính muốn biết bạn nhận được khoảng bao nhiêu thu nhập mỗi năm. Sau đó sở sẽ quyết định xem bạn phải trả bao nhiêu thuế. Bạn phải tự trả thuế. Nếu bạn muốn thành lập công ty riêng, bạn cần có giấy phép kinh doanh. Giấy này bạn nhận được ở phòng đăng kí kinh doanh. Bạn có thể hỏi ở tòa thị chính xem phòng đăng kí kinh doanh của thành phố hoặc khu vực bạn đang sống nằm ở đâu. Cả khi bạn chỉ muốn mở nhà hàng hoặc cửa hiệu, bạn cũng cần có giấy phép kinh doanh.
Video International Sign
Bạn có câu hỏi nào nữa không? Nếu có, hãy viết cho chúng tôi theo tờ mẫu liên hệ. Chúng tôi sẽ chuyển tiếp câu hỏi của bạn đến cán bộ tư vấn của Cơ quan Hỗ trợ thanh thiếu niên có nguồn gốc nhập cư.
Dẫn đến tờ mẫu liên hệ